Mở Lối Cho Rau An Toàn

Trong khi người tiêu dùng lo lắng với chất lượng rau xanh còn người trồng rau sạch khó khăn trong khâu tiêu thụ thì Hội ND phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã chủ động tháo gỡ nút thắt này.
Dự án trồng rau an toàn ở phường Lĩnh Nam được Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp với Hội ND xã, HTX Dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam thực hiện từ năm 2002. Ban đầu, ND trong phường Lĩnh Nam trồng rau an toàn (RAT) thí điểm trên diện tích 10ha, bao gồm 25 khu ruộng với 44 hộ ND tham gia.
Nông dân hưởng lợi
"Vốn quen với cách làm truyền thống nên khi triển khai dự án, nhiều hộ ND không hưởng ứng", ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội ND phường Lĩnh Nam cho hay.
Để dự án triển khai có hiệu quả và thu hút ND tham gia, Hội ND đã phối hợp với HTX lồng ghép việc tuyên truyền, vận động ND gắn với những lợi ích cụ thể mà họ được hưởng như được hỗ trợ giống, phân bón, ND hưởng ứng tích cực.
Hội ND đã trực tiếp đứng ra thu mua, phối hợp với HTX làm đầu mối liên kết với Công ty Đông Á giúp đưa rau của bà con vào hơn 20 điểm siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
Theo ông Minh, tham gia dự án, ND được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đồng thời, khi có phân bón mới đưa về áp dụng ở đây, Hội sẽ mời các kỹ sư, chuyên gia Sở NNPTNT về hướng dẫn cho ND.
Khi rau đã cho thu hoạch, vấn đề thị trường tiêu thụ là bài toán nan giải của Hội ND. Ông Minh cho biết: "Phần lớn bà con bán rau theo kiểu tự phát, tức là thu hoạch rau về họ tự đưa ra các chợ đầu mối tiêu thụ. Tuy nhiên, "lợi bất cập hại", tiêu thụ rau ở chợ giá bấp bênh trong khi chất lượng RAT ở Lĩnh Nam lại dễ bị đánh đồng với rau ở các xã, phường lân cận.
Để giải quyết khó khăn này, Hội ND đã trực tiếp đứng ra thu mua, phối hợp với HTX làm đầu mối liên kết với Công ty Đông Á giúp đưa rau của bà con vào hơn 20 điểm siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, Công ty Đại Dương cũng đang trực tiếp thu mua rau cho ND. Đến nay, toàn phường có tới 40% ND tiêu thụ rau qua kênh Hội ND.
Hiện, Lĩnh Nam có 70ha trồng RAT (trong đó 50ha trồng trong nhà lưới) với 724/1.139 hộ tham gia.
Giúp ND quảng bá thương hiệu
Ông Minh cho biết thêm, khẳng định thương hiệu RAT Lĩnh Nam, đầu năm 2013, được sự hỗ trợ một phần của HTX quận Hoàng Mai, Hội ND phường và HTX phường Lĩnh Nam đã tiến hành sơ chế, đóng nhãn mác, bao bì cho hơn 50% sản lượng rau ở Lĩnh Nam.
Đồng thời, thông qua các hội chợ, Hội ND đã quảng bá thương hiệu rau Lĩnh Nam đến đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Chị Lê Thị Tính (tổ 32, phường Lĩnh Nam) chia sẻ: "Trước đây, ND ở Lĩnh Nam quen với cách làm rau truyền thống như tưới nước bằng ôdoa, bón phân tươi cho rau nên chất lượng không đảm bảo. Từ khi có dự án, ND được tiếp cận với cách trồng rau trong nhà lưới, tưới nước theo định kỳ và bón phân vi sinh nên hễ cứ nói đến rau Lĩnh Nam là người tiêu dùng yên tâm mua liền".
Với 1,5 sào trồng RAT, chủ yếu là cải xanh, cải chíp, mỗi năm gia đình chị Tính thu hoạch 10 lứa với 700 lớp rau/0,5 sào (1 lớp tương ứng với 0,3kg rau) giá bán trung bình đạt từ 9.000-10.000/kg. Điều khiến chị Tính yên tâm nhất đó là chất lượng rau được khẳng định trên thị trường nên không lo bị ế.
Đồng tình với chị Tính, bà Lê Thị Sáng (tổ 29) cho biết: "Tham gia dự án ngay từ đầu, gia đình tôi trồng 2 sào rau. Ngoài được hỗ trợ về giống, phân bón, nhãn mác, bao bì, chúng tôi yên tâm về đầu ra của sản phẩm vì thương hiệu RAT ở Lĩnh Nam đã được người tiêu dùng công nhận".
Ông Minh thông tin, trong thời gian tới, Hội sẽ tăng sản lượng rau sơ chế và mở rộng diện tích nhà sơ chế để đáp ứng nhu cầu của bà con ND.
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn kéo dài trong dịp cuối tháng 7 và ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm cho nhiều diện tích rau ở các vùng ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng, năng suất giảm mạnh. Mặc dù giá rau có tăng do sản lượng giảm nhưng nông dân vẫn buồn vì thất thu.

Chỉ với 1 sào đất, người nông dân có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau. Thực tế đó đang khiến nhiều hộ dân ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long, Bình Phước) hy vọng trong tương lai mô hình sản xuất này sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.

Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...

Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.