Mô hình thâm canh cây điều, cây xoài tại Phù Cát cho năng suất, hiệu quả cao

Qua tham quan mô hình thâm canh cây điều tại trang trại của ông Huỳnh Văn Phương ở thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp cho thấy, nếu áp dụng chặt chẽ các tiến bộ kỹ thuật mới về cắt cành, tạo tán, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, kết hợp tưới nước, trồng xen cây trồng cạn sẽ mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với bình thường.
Thực tế tại mô hình cho thấy, qua đầu tư thâm canh, năng suất vườn điều của hộ gia đình ông Phương đạt bình quân 2,5 tấn/ha; cao gấp 3 - 4 lần so với các vườn điều đối chứng. Đối với mô hình thâm canh vườn xoài cát Hòa Lộc của hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc tại thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh đã cho năng suất bình quân đạt từ 10 - 12 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với các vườn xoài đối chứng tại địa phương.
Từ kết quả khả quan trên, Sở NN&PTNT đã khuyến cáo nông dân đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp thâm canh cho cây điều, cây xoài.
Có thể bạn quan tâm

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.