Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi
Ngày đăng: 25/11/2014

Trồng tiêu xen canh trên núi Cấm, vốn đầu tư ít, hiệu quả cao đang mở ra triển vọng về một mô hình xen canh hiệu quả cho vùng bán sơn địa Bảy Núi Điều kiện sẵn có

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Anh Nguyễn Văn Lường, nông dân ở ấp Vồ Đầu (núi Cấm) cho biết: hiện, bà con nông dân ở đây đang rất mặn mà với dây tiêu vì trồng không cần phải làm trụ và xây hộc như các vùng chuyên canh. “Nhờ vậy cư dân trồng tiêu đầu tư chi phí ban đầu không nhiều. Tính ra trên cùng một diện tích mặt đất mà thu hoạch được cùng lúc 2 loại cây nên thu nhập dĩ nhiên tăng thêm.” – anh Lường cho hay.

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tịnh Biên cho biết: hạt tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân lập vườn đồi, vườn rừng nơi đây. “Tiêu ở đây hương vị rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu ở Tây Nguyên” – Ông Đông nhận định.

Lượng du khách đến Bảy Núi đang ngày một tăng lên cũng là một điều kiện thuận lợi cho đầu ra của hạt tiêu nơi đây. Nhờ lượng tiêu hạt bán tại chỗ cho du khách nên giá tiêu hạt cũng không ngừng tăng.

Hiện tại, tiêu hạt (khô) trên núi Cấm giá bán buôn đẵ tăng lên 170.000 đồng/kg. Còn bán lẻ cho khách du lịch giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/lon (lon sữa bò), tức khoảng từ 200.000 đến 250.000 đồng/kg.

Triển vọng mô hình xen canh

Sinh sống lâu năm trên núi Cấm, anh Nguyễn Văn Lường cho biết: Trong số hơn 20 công vườn của mình, anh Lường chọn ra 5 công (5.000 m2) có nhiều cây lâu năm để trồng xen canh tiêu. Liên tục mấy năm nay, năm nào anh cũng thu thu hoạch được trên 50kg hạt tiêu khô. “Tính ra, xen canh dây tiêu còn sướng hơn cây dâu, cây xoài hay mít,vì thu nhập cao hơn, cũng hổng sợ ế hàng, dội chợ và có thể bán tại chỗ cho du khách” – anh Lường phấn khởi.

Ông Đinh Văn Tươi, ở ấp Thiên Tuế (Núi Cấm), trồng 13 công vườn đồi, nhiều năm qua trồng xen canh tiêu cho biết: Trồng tiêu trước nay cứ nghĩ là nguồn thu nhập phụ, chỉ để kiếm thêm nhưng giờ lại cao hơn thu nhập chính (từ cây ăn trái). “Các loại cây  ăn trái bây giờ lệ thuộc quá nhiều thứ, rồi còn phải lo đầu ra nữa. Tính ra, hạt tiêu khô bây giờ ngon ăn hơn” – ông Tươi phân tích. 

Bấy lâu nay, nông dân Bảy Núi xem hạt tiêu là loại hàng nông sản phụ thuộc, ít người lập vườn chuyên canh, mà chỉ trồng xen canh. Cho nên, kỹ thuật canh tác, cứ quen tâm lý là cây phụ nên việc chăm sóc cũng “hụ hợ”, thiếu đầu tư theo hướng lâu dài. “Nay, với những gì sẵn có như là lợi thế, nông dân chỉ cần thay đổi cách nghĩ là có thề tăng thu nhập. Hội Nông dân đang phối hợp cùng ngành bảo vệ thực vật hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc tiêu có kỹ thuật hơn” – Chủ tịch Hội nông dân huyện…

Ông Tân, Trưởng ấp Vồ Đầu (núi Cấm) cho biết, sau nhiều năm trầm lắng, hạt tiêu núi Cấm giờ đang trở nên có giá nhờ có đầu ra và chất lượng tiêu ngon, kích thích tâm lý nhà vườn xứ núi, nông dân đang rất phấn khởi. “Lập vườn trồng tiêu xen canh trên núi Cấm đã và đang giúp nhiều nông dân xứ núi sắm xe cộ, cất nhà cửa khang trang.” – ông Tân khoe.

“Tiêu xen canh ít  bị sâu bệnh gây hại hơn là chuyên canh, nên nếu chịu khó theo dõi, chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất vẫn cao. Vùng bán sơn địa này rất phù hợp với việc trồng tiêu nhưng xưa nay bà con nhà vườn cứ quen tâm lý là loại cây phụ nên thiếu quan tâm, chăm sóc, phó mặt cho trời đất.” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tịnh Biên.

Nguồn bài viết: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/988aaf80464863feb0a7fe65783547f1


Có thể bạn quan tâm

Quang Bình tập trung thu hoạch lúa và các loại cây trồng vụ Xuân Quang Bình tập trung thu hoạch lúa và các loại cây trồng vụ Xuân

Cho đến thời điểm này, bà con nông dân các xã, thị trấn của huyện Quang Bình cơ bản đã thu hoạch xong lúa vụ Xuân; với tổng diện tích gieo cấy toàn huyện là 1.937,7 ha/1.898 ha (đạt 102% kế hoạch). Cơ cấu giống chủ yếu là Nhị ưu 838, HKT 99, Việt lai 20, BG 1, Khang dân 18... Cùng đó, các loại cây trồng vụ Xuân cũng đang được tập trung thu hoạch để tránh mưa, bão xảy ra.

09/06/2015
300 ha sản xuất lúa hè thu ở Hương Khê thiếu nước gieo cấy 300 ha sản xuất lúa hè thu ở Hương Khê thiếu nước gieo cấy

Theo thống kê mới nhất của ngành chuyên môn, hiện có 13 hồ chứa nước trên địa bàn Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cạn nước, chỉ đạt 25%- 35% so với dung tích thiết kế.

09/06/2015
Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa Đẩy nhanh tiến độ làm đất gieo cấy vụ mùa

Đến nay các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 95,8% diện tích và đang tiến hành làm đất phục vụ gieo cấy vụ mùa. Tuy tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhưng nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến tiến độ làm đất gieo cấy lúa mùa.

09/06/2015
Khô khốc những cánh đồng Khô khốc những cánh đồng

Thời tiết đang nắng nóng cao điểm khiến nhiều diện tích cây trồng ở vùng cát huyện Thăng Bình bỏ hoang, hoặc đang sinh trưởng có nguy cơ chết khô vì thiếu nguồn nước tưới tiêu.

09/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

09/06/2015