Mô Hình VAC Giảm Chi Phí Đầu Vào, Tăng Lợi Nhuận

Từ giã đời binh nghiệp với Huy chương Chiến công Hạng 3, trở về quê nhà thừa hưởng 10 công đất cha mẹ để lại, anh đã thực hiện mô hình nuôi heo rừng, đào ao nuôi cá, nuôi gà, vịt, đạt thành tích nông dân (ND) SXKD giỏi.
Anh là Nguyễn Hoàng Giang (47 tuổi) ở khu vực Thới Hưng, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
“Nhiều đêm, tôi thao thức, tìm hướng làm thế nào để đạt hiệu quả trên miếng đất được giao. Tôi quyết định đào 3 hồ nuôi cá (1 hồ 3.000m2 và 2 hồ 1.500m2), trồng cây ăn trái và xây 10 chuồng nuôi heo rừng.
Đầu năm 2013, với số tiền dành dụm, anh lên Tây Ninh mua 5 con heo mọi giống (4 con nái và 1 con đực). Theo anh Giang, nuôi heo rừng không khó vì chúng là loài ăn tạp. Được chăm sóc chu đáo, đàn heo của anh Giang càng ngày càng sinh sôi, nảy nở. Hiện, đàn heo có 60 con (gồm 10 con nái, 1 con heo đực và gần 50 con heo tơ).
10 chuồng nuôi heo của anh được xây cao ráo, có mái che, có cây xanh che phủ thoáng mát. Tiêu chí của anh trong chăn nuôi là giảm tối đa chi phí đầu vào. Thức ăn heo tơ gồm cám, thân chuối, lá chuối, bèo, xác tàu hũ, khoai lang…
Riêng heo nái cho thêm chuối chín. Anh tuyệt đối không mua thức ăn công nghiệp, bình quân chi phí thức ăn cho 60 con heo và cá chỉ khoảng 60.000 đồng/ngày.
Để tiết kiệm thời gian xắt chuối, anh nghiên cứu chế ra máy xắt chuối bằng những lưỡi phay máy cắt, chạy bằng máy nổ Yanmar. Nhờ vậy, mà việc xắt chuối cho heo, gà, vịt ăn được nhanh lẹ (mỗi ngày heo ăn trung bình 3 cây chuối.
Theo anh Giang, heo ăn chuối, cám, xác tàu hũ nên thịt ngọt, mỡ béo giòn. Tết 2014 vừa qua, anh làm thịt 3 con heo, bà con giành nhau chia thịt (giá heo hơi 70.000 đồng/kg).
Cùng với nuôi heo rừng, anh còn có thu nhập từ nuôi cá, gà, vịt và 6 công ruộng. Tổng thu nhập các khoản khoảng 400 triệu đồng/năm.
Cần cù, say mê học hỏi, chi phí đầu vào hợp lý, trang trại nuôi heo rừng, cá, gà, vịt… của anh Giang hứa hẹn mang lại thu nhập cao hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Từ mô hình nuôi lợn thịt, chị Bùi Thị Phương ở thôn Đông Xuân, xã Thượng Ninh (Như Xuân - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chính vì vậy, người dân trong làng đặt cho chị tên gọi thân mật: “Phương nữ tướng”.

Hiện giá trứng gà công nghiệp được bán với giá khoảng 2.000 đồng/quả. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh để tồn tại được.

Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của xã Na Hối, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người nông dân đang miệt mài làm đất, chuẩn bị xuống giống những lứa rau đầu tiên của vụ đông xuân 2013- 2014.

Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.

Nhạy bén, sáng tạo cùng với ý chí quyết tâm làm giàu trên vùng đất rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế), gia đình anh Trần Vĩnh Cườm thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.