Mô hình trồng su su ở Hồng Thái

Nhiệt độ trung bình năm 18,4 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm nên phù hợp phát triển các loại rau màu xứ lạnh như: su hào, cải bắp, súp lơ và su su lấy ngọn.
Vụ đông năm 2014, thực hiện theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Na Hang đã chọn xã Hồng Thái để đưa vào trồng thử nghiệm cây su su lấy ngọn trên diện tích 0,5ha đất màu đồi.
Sau hơn 3 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, qua theo dõi thấy, cây su su phát triển tốt, dễ trồng, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp, giá bán bình quân 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Nông dân xã Hồng Thái chăm sóc vườn su su.
Gia đình anh Đằng Đức Hầu (thôn Khau Tràng) trồng hơn 3.000m2 su su.
Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh phát triển khá tốt.
Hiện, su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại cho gia đình nguồn thu 450.000 - 500.000 đồng.
Anh Hầu cho biết, sau hơn 3 tháng trồng, su su đã cho thu hoạch.
Ưu điểm của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.
Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo (bình quân từ 3 - 5 năm), cách chăm sóc cũng đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.
Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.
Ông Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái, cho biết, Đảng bộ xã xác định, đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Vụ đông năm 2015, xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Qua đó thực hiện trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3ha.
Hiện, bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.
Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã Hồng Thái là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, giúp người dân có hướng đi mới trong phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.

Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.