Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.
Vườn rau sạch của gia đình ông Oánh
Năm 1999 với số vốn 7 triệu đồng ông mua 6 sào đất trắng tại ấp Cầu Rạt. Nhận thấy đất đai và khí hậu ở đây thích hợp nên ông dành 1 sào đất trồng rau. Ông cải tạo đất nhằm tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng để trồng các loại rau như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau dền, mồng tơi, xà lách. Gần 14 năm trồng rau, ông chưa bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Biện pháp duy nhất được ông áp dụng là dùng hỗn hợp rượu, gừng, tỏi, ớt pha loãng phun vào rau khi có dấu hiệu sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng duy nhất chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật lúc gieo hạt để phòng trừ kiến.
Theo ông Oánh, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Rau được trồng theo từng luống có chiều dài 10m, rộng 3m để đảm bảo nguồn nước tưới và tránh xói mòn khi tưới. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không bị thiếu mà cũng không bị ứ nước. Trung bình mỗi luống rau cho thu khoảng 700 ngàn đồng/vụ, trên 1 sào đất mỗi năm gia đình ông thu khoảng 100 triệu đồng. Nguồn thu này đủ trang trải chi phí trong gia đình và nuôi con ăn học.
Vườn rau sạch của gia đình ông hàng năm được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và công nhận rau an toàn. Đây là mô hình được Hội nông dân xã làm điểm để nhân rộng trong hội viên.
Là ấp trưởng, ông Oánh luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với người nông dân. Tân Phước hiện có 26 hộ đăng ký thực hiện mô hình rau an toàn. Điều ông Oánh trăn trở là hầu hết những hộ có ít đất sản xuất đều gặp khó khăn về vốn, trong khi muốn trồng rau lâu dài phải đầu từ giếng khoan trung bình 10-15 triệu đồng. Nông dân rất mong sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các ngành để có hướng làm ăn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Hàng thập kỷ xuất khẩu ở top đầu thế giới về sản lượng nhưng gạo Việt Nam vẫn đa phần hiện diện trong các hợp đồng chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có giá trị thấp.

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản số 1853 /QLCL-CL1 về lệnh tạm thời đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Brazil.

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.