Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ

Nhà ở TP.Đà Lạt, nhưng ông Nguyễn Văn Thi (44 tuổi) đã vào tận vùng rừng núi thuộc thôn Đạ Nghịt (Xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng) trồng rau bó xôi, thu tiền tỉ mỗi năm.
Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.
“Thời gian này giá cà phê đang xuống rất thấp, nên mình mới dễ tìm mua được 1,2 ha đất đang trồng cà phê khoảng 5 năm tuổi của một gia đình nông dân ở đây.
Lúc ấy, vùng đất này còn hẻo lánh, nên khi mình vào tìm mua đất, bà con nội ngoại ai cũng phản đối, nói mình bị hâm hay sao mà vào tận đây. Tuy nhiên, mình nghĩ có đất rồi sẽ có tất cả, nên quyết tâm mua. Mua xong hết vốn, mình cho chủ đất cũ mượn đất sản xuất tiếp, còn mình về tiếp tục đi buôn và 3 năm sau mới lấy lại đất đầu tư trồng rau bó xôi”, ông Thi kể lại.
Vào mùa nắng, cây phát triển tốt, nhưng vào mùa mưa thì cây bị dập tơi tả, hỏng hết. Ông tìm hiểu kinh nghiệm các mô hình trồng rau bó xôi khác và nhận thấy nhiều người thành công khi trồng rau trong nhà kính. Gom góp tiền và mượn thêm của người thân, ông đầu tư 7 sào nhà kính để trồng và dần dần thành công.
Đến nay ông đã hoàn thiện cả 1,2 ha nhà kính, phần lớn có khung bằng sắt và hệ thống tưới tự động với vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỉ đồng. Có nhà kính, trồng rau theo mô hình sạch đã khó khăn nhưng để ổn định đầu ra còn khó hơn. Sản phẩm của ông chủ yếu vẫn phải chuyển về bán ở TP.HCM, thu nhập bấp bênh.
“Thậm chí có lần mình giao hàng cho một đầu mối rồi bị họ xù mất sạch hơn 300 triệu đồng. Chán nản nhưng vẫn phải làm, đến năm 2007 tình cờ gặp người quen giới thiệu, rau bó xôi của mình vào được hệ thống METRO ở TP.HCM, hai năm sau siêu thị Big C cũng tìm đến đặt hàng, từ đó đến nay đầu ra luôn ổn định”, ông Thi nói.
Vừa trồng vừa rút kinh nghiệm, ông Thi đã tìm ra quy trình trồng rau bó xôi tốt nhất. Hiện mỗi ngày ông cung cấp 600 - 700 kg rau bó xôi cho hệ thống hai siêu thị này. Nhờ đó, mỗi năm ông thu về hơn 1 tỉ đồng tiền lãi, tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.

Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…

Cụ thể, các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây; thôn Dầm 1: 18 ngàn cây; thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây; A banh 1: 14 ngàn cây. Ngay sau khi được nhận cây giống, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như giám sát việc thực hiện trồng giống cây này theo đúng quy trình.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 của Huyện đoàn Tây Giang. Trong 3 ngày, hơn 50 đoàn viên thanh niên niên cùng với người dân bản địa đã tiến hành phát quang bụi rậm, cuốc đất, dọn cỏ… trên diện tích 6ha để chuẩn bị trồng lúa nước trong thời gian sắp tới.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.