Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ

Mô Hình Trồng Rau Bó Xôi Thu Bạc Tỉ
Ngày đăng: 17/10/2014

Nhà ở TP.Đà Lạt, nhưng ông Nguyễn Văn Thi (44 tuổi) đã vào tận vùng rừng núi thuộc thôn Đạ Nghịt (Xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng) trồng rau bó xôi, thu tiền tỉ mỗi năm.

Ông Thi cho hay, hơn 15 năm trước, ông cùng gia đình sống bằng nghề trồng rau, cây rau bó xôi vốn gắn bó với ông từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, khi lập gia đình, bố mẹ cho mượn 3 sào đất để sản xuất cũng bị giải tỏa, ông đành cùng vợ đi buôn bán rau kiếm sống. Gom góp được ít vốn, năm 1999, ông vào thôn Đạ Nghịt tìm mua đất sản xuất.

“Thời gian này giá cà phê đang xuống rất thấp, nên mình mới dễ tìm mua được 1,2 ha đất đang trồng cà phê khoảng 5 năm tuổi của một gia đình nông dân ở đây.

Lúc ấy, vùng đất này còn hẻo lánh, nên khi mình vào tìm mua đất, bà con nội ngoại ai cũng phản đối, nói mình bị hâm hay sao mà vào tận đây. Tuy nhiên, mình nghĩ có đất rồi sẽ có tất cả, nên quyết tâm mua. Mua xong hết vốn, mình cho chủ đất cũ mượn đất sản xuất tiếp, còn mình về tiếp tục đi buôn và 3 năm sau mới lấy lại đất đầu tư trồng rau bó xôi”, ông Thi kể lại.

Vào mùa nắng, cây phát triển tốt, nhưng vào mùa mưa thì cây bị dập tơi tả, hỏng hết. Ông tìm hiểu kinh nghiệm các mô hình trồng rau bó xôi khác và nhận thấy nhiều người thành công khi trồng rau trong nhà kính. Gom góp tiền và mượn thêm của người thân, ông đầu tư 7 sào nhà kính để trồng và dần dần thành công.

Đến nay ông đã hoàn thiện cả 1,2 ha nhà kính, phần lớn có khung bằng sắt và hệ thống tưới tự động với vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỉ đồng. Có nhà kính, trồng rau theo mô hình sạch đã khó khăn nhưng để ổn định đầu ra còn khó hơn. Sản phẩm của ông chủ yếu vẫn phải chuyển về bán ở TP.HCM, thu nhập bấp bênh.

“Thậm chí có lần mình giao hàng cho một đầu mối rồi bị họ xù mất sạch hơn 300 triệu đồng. Chán nản nhưng vẫn phải làm, đến năm 2007 tình cờ gặp người quen giới thiệu, rau bó xôi của mình vào được hệ thống METRO ở TP.HCM, hai năm sau siêu thị Big C cũng tìm đến đặt hàng, từ đó đến nay đầu ra luôn ổn định”, ông Thi nói.

Vừa trồng vừa rút kinh nghiệm, ông Thi đã tìm ra quy trình trồng rau bó xôi tốt nhất. Hiện mỗi ngày ông cung cấp 600 - 700 kg rau bó xôi cho hệ thống hai siêu thị này. Nhờ đó, mỗi năm ông thu về hơn 1 tỉ đồng tiền lãi, tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Tận Diệt Cá Lóc Con Tận Diệt Cá Lóc Con

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

19/06/2012
Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp

Nông dân các xã Phú Cường, Phú Thọ và Phú Thành B (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch dưa hấu vụ hè thu năm 2012. Với giá bán từ 3.600 - 5.000 đồng/kg, năng suất đạt bình quân 3 tấn/ha, người dân trồng dưa có lợi nhuận từ 30 - 50 triệu đồng/ha.

29/05/2012
Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước triển khai dự án hỗ trợ khóm giống chất lượng cao cho hộ nghèo thay thế cho giống khóm cũ đã bị thoái hóa, năng suất thấp. Kinh phí 600 triệu đồng do dự án QSAEP Tiền Giang tài trợ.

29/05/2012
Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa

Mô hình lúa - tôm càng xanh phát triển mang tính bền vững cho ra những sản phẩm sạch. Trong quá trình chăm sóc và quản lý, bà con nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề

21/10/2011
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng” Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng”

Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải. Nhưng năm nay, thị trường quả vải trầm hẳn, nguyên nhân là do mất mùa. Nỗi buồn của người trồng vải ở Hữu Lũng bị nhân đôi bởi không những mất mùa, mà giá vải bán lại thấp. Vải ở Hữu Lũng năm nay chẳng ngọt mà cứ “đắng” dần.

19/06/2012