Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…
Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ Phú Yên làm dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại HTX Bình Kiến 2, TP Tuy Hòa. Quy mô nhà trồng nấm có diện tích 200m2, trồng 5.000 bịch nấm bào ngư và 5.000 bịch nấm linh chi. Đến nay, cả 2 loại nấm sinh trưởng, phát triển bình thường, không bị bệnh hại.
Theo ông Nguyễn Đồng Minh, Giám đốc HTX Bình Kiến 2, nấm bào ngư năng suất từ 0,4 đến 0,6 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 2.000 đến 3.000 kg. Nấm linh chi năng suất từ 0,035 đến 0,04 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 175 đến 200 kg. Với giá bán hiện nay: nấm bào ngư tươi 30.000đồng/kg, nấm linh chi 400.000 đồng/kg.
Đối với nấm bào ngư, HTX thu hoạch và tự phân phối nấm tươi đến người sử dụng. Đối với nấm linh chi, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chế biến, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nấm linh chi cho HTX.
Đây là mô hình tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu cho con người, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trong xã hội. Việc đầu tư xây dựng một cơ sở nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm để nhân dân thành phố tham quan, học tập, nhân rộng mô hình là điều cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.

Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.