Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…
Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ Phú Yên làm dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại HTX Bình Kiến 2, TP Tuy Hòa. Quy mô nhà trồng nấm có diện tích 200m2, trồng 5.000 bịch nấm bào ngư và 5.000 bịch nấm linh chi. Đến nay, cả 2 loại nấm sinh trưởng, phát triển bình thường, không bị bệnh hại.
Theo ông Nguyễn Đồng Minh, Giám đốc HTX Bình Kiến 2, nấm bào ngư năng suất từ 0,4 đến 0,6 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 2.000 đến 3.000 kg. Nấm linh chi năng suất từ 0,035 đến 0,04 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 175 đến 200 kg. Với giá bán hiện nay: nấm bào ngư tươi 30.000đồng/kg, nấm linh chi 400.000 đồng/kg.
Đối với nấm bào ngư, HTX thu hoạch và tự phân phối nấm tươi đến người sử dụng. Đối với nấm linh chi, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chế biến, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nấm linh chi cho HTX.
Đây là mô hình tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu cho con người, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trong xã hội. Việc đầu tư xây dựng một cơ sở nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm để nhân dân thành phố tham quan, học tập, nhân rộng mô hình là điều cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.

Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.