Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…
Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ Phú Yên làm dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại HTX Bình Kiến 2, TP Tuy Hòa. Quy mô nhà trồng nấm có diện tích 200m2, trồng 5.000 bịch nấm bào ngư và 5.000 bịch nấm linh chi. Đến nay, cả 2 loại nấm sinh trưởng, phát triển bình thường, không bị bệnh hại.
Theo ông Nguyễn Đồng Minh, Giám đốc HTX Bình Kiến 2, nấm bào ngư năng suất từ 0,4 đến 0,6 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 2.000 đến 3.000 kg. Nấm linh chi năng suất từ 0,035 đến 0,04 kg/bịch phôi, số lượng bịch phôi là 5.000 bịch, sản lượng ước đạt từ 175 đến 200 kg. Với giá bán hiện nay: nấm bào ngư tươi 30.000đồng/kg, nấm linh chi 400.000 đồng/kg.
Đối với nấm bào ngư, HTX thu hoạch và tự phân phối nấm tươi đến người sử dụng. Đối với nấm linh chi, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chế biến, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nấm linh chi cho HTX.
Đây là mô hình tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu cho con người, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trong xã hội. Việc đầu tư xây dựng một cơ sở nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm để nhân dân thành phố tham quan, học tập, nhân rộng mô hình là điều cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn tỉnh Bình Định giảm mạnh, sức tiêu thụ thịt gà thấp.

Nếu trước đây đi thăm các trang trại nuôi đà điểu, chúng tôi cảm nhận được kỳ vọng và niềm hân hoan của người dân khi thử sức với mô hình mới, vật nuôi mới, thì giờ đây bà con lại muốn bán thốc, bán tháo vì càng nuôi càng lỗ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các chuyên gia, giới doanh nghiệp 2 nước Việt Nam, Australia liên kết chặt chẽ, đóng góp ý kiến đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi các nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu và rất ít sản phẩm xuất khẩu nên khó cạnh tranh.

Ông Lê Văn Dũng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, có tình trạng thật giả lẫn lộn trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhưng công tác quản lý gặp khó khăn.