Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi

Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 14/05/2012

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

Giống lạc L14 có thời gian sinh trưởng 115 ngày, mật độ trồng 10 kg đậu vỏ/sào. Thời vụ tỉa giống từ ngày 5 đến ngày 9/2/2012. Nông dân thực hiện mô hình được Nhà nước hỗ trợ giống 100%, vật tư 30%. Tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 59 triệu đồng.

Trước khi thực hiện mô hình, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh đã phối hợp với HTXNN Thọ Tây tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lạc giống mới cho 34 hộ nông dân. Thông qua lớp tập huấn bà con nông dân nắm bắt được kỹ năng, kỹ thuật trồng lạc giống L14 thâm canh năng suất cao từ khâu làm đất, bón phân, lên băng liếp, tỉa hạt, cách chăm sóc, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh đến khi thu hoạch, cũng như các giải pháp khắc phục nếu gặp thời tiết bất lợi.

Việc thực hiện đúng kỹ thuật đã hạn chế rất lớn bệnh cổ rễ gây hại ở giai đoạn cây con. Đồng thời, vào những lúc mưa lớn không bị ngập úng, do đó không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Lượng giống tỉa 10 kg đậu vỏ/sào, theo hướng dẫn kỹ thuật thì phải ngâm ủ và lựa giống theo loại, khi tỉa cho đồng đều cả về mật độ lẫn chất lượng cây để tránh tranh cấp về dinh dưỡng. Lượng phân đầu tư cho 1 sào từ 400 đến 500 kg phân chuồng hoai mục, 20 kg vôi nông nghiệp, 30 kg lân super, 7,5 kg phân hữu cơ vi sinh, 7,5 kg phân đạm sunfat, 8 kg kali clorua. Hầu hết nông dân bón đúng lượng phân theo quy trình kỹ thuật mà Trạm đã hướng dẫn.

Qua hơn 3 tháng thực hiện mô hình, giống lạc mới L14 sinh trưởng phát triển mạnh, cho nhiều nhánh thứ cấp, ra hoa tập trung, thân đứng, chống chịu được bệnh lỡ cổ rễ do vi khuẩn gây ra, tỷ lệ quả chắc trên cây cao, mặt khác lạc mô hình quả to, eo nông, vỏ lụa màu hồng, hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn. Năng suất mô hình đạt 38,6 tạ/ha, cao hơn so với yêu cầu mô hình đề ra 8,6 tạ/ha, đạt 128,67% và cao hơn so với năng suất đối chứng ngoài đại trà trong cùng điều kiện 18,6 tạ/ha, đạt 193%. Lợi nhuận mô hình mang lại gần 67 triệu đồng, cao hơn so với ruộng ngoài đại trà trong cùng điều kiện hơn 36 triệu đồng.

Việc đưa mô hình trồng lạc giống L14 thâm canh năng suất cao vào trình diễn ở HTXNN Thọ Tây là hợp lý vì vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, đồng thời làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích canh tác (tăng từ 18 đến 20 tạ/ha), góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Hy vọng rằng, với hiệu quả kinh tế mô hình mang lại, trong thời gian đến, các địa phương sẽ tiếp tục áp dụng và nhân rộng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao vào sản xuất đại trà trên nhiều chân đất và vùng sinh thái khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Chất Lượng Tôm Giống “Vàng Thau” Lẫn Lộn Chất Lượng Tôm Giống “Vàng Thau” Lẫn Lộn

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

31/07/2014
Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng Trên Diện Rộng Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng Trên Diện Rộng

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh (Phú Yên), hiện có hơn 1.000ha cao su trồng tại các xã, thị trấn trong huyện bị bệnh phấn trắng, gây rụng lá.

08/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh Dừa Và Mít Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh Dừa Và Mít

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt đã giúp nông dân xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, trong đó có mô hình trồng dừa dứa, dừa Mã Lai xen canh mít Thái của ông Phạm Minh Thông ở ấp 1.

31/07/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.

08/04/2014
Dịch Bệnh Thủy Sản Vì Sao Bùng Phát Mạnh? Dịch Bệnh Thủy Sản Vì Sao Bùng Phát Mạnh?

Trong 6 tháng đầu năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các khu vực nuôi thủy sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

31/07/2014