Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)

Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)
Ngày đăng: 09/05/2013

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

Dừng chân cánh đồng dưa hấu trải dài bên cạnh những dãy cao su mới trồng của gia đình anh Trần Xuân Công ở xóm Tân Yên, giới thiệu với chúng tôi, anh Công cho biết: Hai năm trước, 2 ha đất của gia đình anh nhận khoán của Công ty Nông nghiệp nông trường Sông Con để trồng cao su chuẩn bị cho thu hoạch. Nhưng do mưa lớn, làm đỗ gãy cao su. Gia đình anh mất trắng. Anh trăn trở tìm hướng đi mới để có thêm thu nhập khi cây cao su còn nhỏ, mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất. Bắt tay làm lại từ đầu, hiện nay, 1.100 cây cao su của gia đình anh Công mới được 1 năm tuổi, đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Qua học hỏi kinh nghiệm, anh quyết định trồng dưa hấu xen lẫn cao su. Năm 2011, anh trồng thử nghiệm dưa hấu ở vùng đất trống xen cây cao su. Dù chỉ làm thời vụ với mục đích chính là tận dụng đất đai, năm qua, gia đình anh Công đã có một vụ dưa bội thu, dưa vừa được mùa vừa được giá, thương lái tìm đến tận vườn thu mua, mang lại cho gia đình anh trên 50 triệu đồng. Vụ dưa thứ hai, anh quyết định đầu tư 40 triệu đồng tiền giống, phân bón trồng dưa hấu trong diện tích trồng cao su. Ngoài ra, còn trồng xen cây dứa dưới các gốc cao su, tận dụng đất trống lúc cây cao su chưa khép tán vừa tạo đường đồng mức chống xói mòn cho cây. Vụ thu hoạch vừa qua, gia đình anh Công thu nhập 100-150 triệu đồng từ cây dưa hấu, cộng thêm cây dứa trồng xen 1 năm cũng bán được 50 triệu đồng. Tổng thu nhập từ 1ha trồng xen gia đình anh thu về 200 triệu đồng!

Khi những vườn cao su còn chưa vươn cao, người dân Tân Phú cũng đã tận dụng những vùng đất trống trồng xen dưa hấu, dứa và các loại cây ngắn ngày. Toàn xã Tân Phú hiện có gần 560 ha trồng cây cao su, trong đó diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác là 250 ha. Còn lại hơn 200 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, một số diện tích mới được trồng lại sau cơn bão số 3 năm 2010. Anh Nguyễn Ngọc Thuần - Trưởng Ban Nông nghiệp xã Tân Phú cho biết: "Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản từ lúc mới trồng cho đến khi khai thác mủ lần đầu khá dài, thường phải mất 5 - 6 năm.

Do trồng ở những nơi đất có tầng dày, giàu mùn và dinh dưỡng, thời gian này, khi cao su chưa khép tán rất thuận lợi cho việc trồng xen canh thêm nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập". Từ đặc điểm đó, năm 2011, xã Tân Phú đã chỉ đạo triển khai mô hình trồng xen dưa trên 130 ha cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Hiện nay, ở Tân Phú, hộ trồng dưa nhiều nhất từ 2 ha trở lên, hộ ít cũng có 5 sào. Diện tích trồng dưa xen cao su nằm tập trung ở các xóm Tân Phong, Yên Lương, Tân Xuân, Tân Yên… Dưa hấu là một loại cây mới lần đầu tiên đưa vào đồng đất Tân Phú, vì thế trước lúc triển khai đề án, xã đã mở các lớp tập huấn về KHKT, hướng dẫn cách trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh trên cây dưa cho bà con nông dân. Ban Nông nghiệp và các ban, ngành, đoàn thể tập trung xuống các xóm chỉ đạo bà con xã viên xây dựng mô hình.

Giống dưa hấu mà xã Tân Phú chọn trồng là giống Phù Đổng, quả to, có trọng lượng 5 - 6 kg, ruột đỏ, vị ngọt đậm, thương lái các nơi tìm đến thu mua ngay tại ruộng với giá khá cao. Dưa hấu là giống cây sinh trưởng ngắn ngày, thời tiết thuận lợi nên chỉ khoảng 3 tháng sau, bà con đã có thu hoạch. Trung bình một sào dưa chi phí đầu tư khoảng 6 - 7 trăm ngàn đồng gồm giống và phân bón, không tính công làm đất và chăm sóc, vì nếu thời gian này không trồng và chăm sóc dưa thì bà con cũng phải mất công làm cỏ cho cao su.

Với 130 ha trồng dưa xen cao su, năng suất đạt 13 tấn/ha, vụ dưa vừa qua xã Tân Phú đã thu về 12 tỷ đồng, bình quân 1 ha đạt 100 - 150 triệu đồng. Hiệu quả từ cây dưa hấu trồng xen trên đất cao su đã được khẳng định, thời gian tới địa phương tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng mô hình này, nhất là trong điều kiện quỹ đất của địa phương ngày càng hạn hẹp.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Trên Cát Trắng Làm Giàu Trên Cát Trắng

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

31/07/2013
Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

03/06/2013
Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

31/07/2013
Người “Làm Mới” Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh Người “Làm Mới” Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

27/07/2013
Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.

31/07/2013