Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Mô Hình Trồng Chanh Trên Đồi Ở Xã Khánh Nam, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 25/02/2014

Khánh Nam là xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn của huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bởi nơi đây nhiều đồi núi, ít có nguồn nước tưới. Vì vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, tận dụng những vùng đồi kém dinh dưỡng, bà con nông dân xã đã phát triển mô hình trồng chanh, đặc biệt là loại chanh tứ quý trên triền đồi.

Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Năm 2007, sau khi tìm hiểu về những giống cây trồng phù hợp với đất đồi, ông Trần Được, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh đã chọn cây chanh là cây trồng chính để “lấy ngắn nuôi dài” khi chờ cây bưởi ra hoa. Ông đã tìm hiểu và phát hiện ra giống chanh tứ quý với khả năng cho trái quanh năm. Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật, bón phân hợp lý nên cho trái đều. Sau 36 tháng, bắt đầu thu quả.

Mỗi năm vườn chanh nhà ông Được cho thu hoạch 4 đợt. Năng suất bình quân đạt 1-2 tấn/ha. Với giá bán hiện nay 13.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí thu lãi 6000 đồng/kg. Ông Trần Được chia sẻ: “Hiệu quả kinh tế chanh đạt lắm, coi như thu được 4 mùa, nó chỉ thất vụ vào thời điểm tháng 5,6 là giá rẻ hơn một chút nhưng đến tháng Tết kéo dài cho đến bây giờ thì chanh có giá, phát triển mạnh.

Lợi ích đem lại cho nhà nông nhiều lắm. Cây nó cho trái quanh năm không bị đứt đoạn, dễ trồng dễ chăm sóc. Tôi không để bị sâu bệnh, cây chịu được hạn nên người ta trồng trên đồi trên rẫy mà năng suất nó cao lắm.”

Toàn xã Khánh Nam hiện có hơn 11ha chanh, trong đó 80% diện tích là chanh tứ quý được trồng ở các vùng triền đồi và thời gian thu hoạch kéo dài. Cây chanh tứ quý cho trái quanh năm, dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra hoa đơn giản nên được nhiều hộ trồng.

Tuy nhiên người dân xã Khánh Nam không trồng chuyên canh chanh mà xen với nhiều loại cây ăn trái nhằm luân phiên cây trồng, hạn chế tình trạng bạc màu đất với mô hình trồng cây có múi gồm chanh tứ quý - bưởi da xanh. Đây là những loại cây cùng họ, có nhiều điểm tương đồng nên dễ chiết ghép cành để tạo ra cây con từ cây mẹ.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc cho những loại cây này cũng thuận tiện hơn. Do thời gian sinh trưởng của bưởi da xanh và chanh cách nhau từ 1-2 năm nên việc trồng xen canh cũng mang lại nguồn thu nhiều hơn.

Bà Trần Thị Việt – Cán bộ khuyến nông xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh cho biết: “So sánh với các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế thì có cây chanh, bưởi da xanh nhưng thường xuyên sử dụng là cây chanh. Bà con đã phá các loại cây không hiệu quả để trồng chanh.

Trước đây bà con trồng loại chanh thường, mỗi năm ra một vụ nhưng hiện nay có loại chanh tứ quý cho quả đều. Nếu như bà con biết chăm sóc thì cây cho trái sớm cho thu nhập cao. Hướng tới, chúng tôi sẽ kiến nghị với Trạm khuyến nông huyện mở những lớp tập huấn 2 cây hiệu quả nhất là cây chanh và cây bưởi da xanh để chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện vay vốn để bà con trồng xóa đói giảm nghèo”.

Khi lập vườn đồi, chanh là cây trồng cho thu hoạch và xoay vòng vốn nhanh nên phù hợp với tập quán canh tác của người dân các xã miền núi Khánh Vĩnh. Mặc dù có điều kiện đất đai thuận lợi, thế nhưng đa số hộ nông dân là đồng bào đòng bào dân tộc thiểu số, kiến thức nông nghiệp còn hạn chế, thường trồng nhỏ lẻ, tự phát.

Vì vậy, các đơn vị chuyên ngành nông nghiệp cần tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp bà con triển khai trồng chanh hiệu quả bền vững, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

14/12/2012
Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa) Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

19/12/2012
Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

03/06/2013
Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

03/06/2013
Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi Đồng Ý Miễn Thuế Xuất Khẩu Đối Với Da Trăn Nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 4013/VPCP-KTTH đồng ý với đề nghị miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn nuôi và giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

03/06/2013