Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/04/2012

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Xã Nhị Bình có khoảng 20 ha đất trồng cây chanh bông tím, trong đó trên 11 ha trồng chanh chuyên canh và gần 9 ha trồng xen canh. Theo người dân trồng chanh nơi đây cho biết, chanh bông tím dễ trồng, ít vốn, ít tốt công chăm sóc, cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh bông tím được trồng đầu tiên ở Nhị Bình là hộ ông Nguyễn Văn Lựu, ấp Đông A với diện tích hơn 4 công đất. Vào thời điểm đó, chanh có giá trên 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu được lợi nhuận cao. Thấy việc trồng chanh mang lại hiệu quả kinh tế phấn khởi nên nhiều hộ dân khác trong xã cũng chuyển sang trồng chanh bông tím.

Hộ anh Phạm Hoàng Minh có 7 ha đất trồng chuyên canh chanh bông tím cho biết: Trước đây, anh trồng cây sa pô, nhưng cây thường bị sâu bệnh, chi phí bỏ ra nhiều mà hiệu quả kinh tế lại không cao, thấy một số hộ dân trong xã trồng chanh bông tím đạt hiệu quả kinh tế nên anh quyết định đốn bỏ sa pô và trồng cây chanh bông tím. Hiện vườn chanh của anh đã được hơn 3 năm tuổi, năng suất ổn định, mỗi tháng anh thu hoạch 2 lần với trên 2 tấn trái, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg như hiện nay thì mỗi tháng gia đình anh thu về từ 50 - 60 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ chanh bông tím, bà Lê Thị Bé ở ấp Đông A, xã Nhị Bình đã tận dụng 3 ha đất đang trồng vú sữa để trồng xen canh chanh bông tím. Hiện nay, chanh của bà đang cho trái rất nhiều, trung bình mỗi tháng thu hoạch trên 1 tấn trái, mỗi tháng gia đình bà thu về từ 25 - 30 triệu đồng. Chanh bông tím có thể trồng được trên cả đất thịt và đất cát, khâu chăm sóc lại dễ, tán nhỏ vì vậy nông dân có thể tận dụng đất trồng cây lâu năm để xen canh trồng chanh bông tím. Đây là một cách hữu hiệu để tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.

Ông Trần Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình cho biết: Trồng chanh có nhiều lợi thế hơn so với các loại cây trồng khác như vốn ít, ít sâu bệnh nên người dân mạnh dạn chuyển đổi. Nếu giá chanh từ 10.000 đồng/kg trở lên thì không cây gì có hiệu quả bằng cây chanh.

Với những giá trị kinh tế mà cây chanh mang lại, cho thấy rằng người nông dân xã Nhị Bình ngày càng nhạy bén hơn trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cũng như ngày càng nắm bắt nhanh chóng và vận dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 

Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

19/03/2014
Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

22/02/2014
Cái Giàu Ngay Dưới Chân Mình Cái Giàu Ngay Dưới Chân Mình

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…

22/02/2014
Sản Xuất Giống Và Thả Nuôi Thủy Sản Tại Phú Yên Sản Xuất Giống Và Thả Nuôi Thủy Sản Tại Phú Yên

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

19/03/2014
Trồng Điều Thân Thiện Với Môi Trường Trồng Điều Thân Thiện Với Môi Trường

Những năm qua, tình trạng chặt phá điều để chuyển đổi cây trồng khác diễn ra phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, khiến cây điều dần dần mất lợi thế.

22/02/2014