Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Cây Cà Chua Ở Ngọc Đường Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Cây Cà Chua Ở Ngọc Đường Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 19/06/2014

Xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2.892ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 286ha, chiếm 9,9%, gồm đất trồng lúa 171ha, chiếm 60%; đất trồng ngô 40,5ha, chiếm 14,2%; đất trồng rau mầu các loại 34,45ha, chiếm 12%; diện tích cây chè, cỏ, lạc, cây ăn quả 40,05ha, chiếm 14%. Tổng dân số toàn xã 772 nhân khẩu với 3.194 hộ, gồm 13 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Là xã thuần nông nên phát triển KT-XH của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự giúp đỡ của các phòng, ban có liên quan. Sản xuất nông, lâm nghiệp của xã từng bước phát triển theo hướng quy mô hàng hóa, tập chung. Trong vụ Xuân - hè năm 2014, UBND xã đã tổ chức thực hiện mô hình “Trồng và thâm canh cây cà chua” nhằm từng bước chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, ngô sang trồng cây rau mầu chuyên canh đã đem lại tín hiệu vui cho người dân.

Ngay từ đầu năm, UBND xã đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh đưa giống cà chua mới: F1VNS401 là giống có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt về trồng khảo nghiệm ở 5 thôn: Tà Vải, Thái Hà, Sơn Hà, Bản Tùy, Cưởm I; trong đó, hộ ông Lộc Minh Lâm, thôn Tà Vải, với diện tích trồng 1.200m2; hộ bà Lộc Thị Phương với diện tích 2.000m2: mỗi 1m2 trồng được 02 cây:

Ước tính mỗi cây cho thu hoạch 2kg/cây, giá tại thời điểm này là 10.000đ/1kg. Mô hình khảo nghiệm đã thành công khi năng suất trung bình của giống cà chua đạt từ 40 tấn/ha; chất lượng quả ngon, mẫu mã quả đẹp, thích ứng với đồng đất địa phương.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Trần Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Đường cho biết: Vụ Xuân - hè năm nay, mô hình trồng cà chua trái vụ ở xã đã đưa vào trồng thử nghiệm với quy mô 02ha tại các thôn Tà Vải, Thái Hà, Sơn Hà, Bản Tùy, Cưởm I xã Ngọc Đường với số hộ thực hiện: 31 hộ/5 thôn và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Sơ bộ hạch toán cho thấy: Với 01ha cà chua sử dụng giống F1VNS401 vào sản xuất cho thu nhập 400 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư như: (phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, làm giàn...) sẽ cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Cây cà chua có thể trồng trên đất thịt, thịt nhẹ, nhưng phải chủ động việc tưới, tiêu thoát nước vì cây cà chua rất ưa nước nhưng không chịu được úng; do vậy, sau khi trồng cần phải luôn giữ đủ ẩm cho cây, thường xuyên cắt tỉa các nhánh phụ mọc ở nách lá của nhánh chính; cắt bỏ những lá già, lá bị bệnh và những lá phía trong không có ánh sáng để tập trung dinh dưỡng nuôi cây; việc làm giàn được tiến hành khi cây ra chùm hoa thứ nhất.

Sâu hại chủ yếu ở cây cà chua là sâu xanh đục quả, sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng và một số bệnh mốc sương mai, đốm lá... Riêng với bệnh xoăn lá, bệnh héo xanh nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như tổ chức dọn vệ sinh sạch sẽ ruộng vườn, đốt bỏ tàn dư thực vật, luân canh cây trồng và xử lý đất trước khi trồng.

Tuy nhiên, việc triển khai và nhân rộng trên địa bà xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn; đất đai phân tán không tập chung nên khó khăn cho việc bố trí mô hình. Một số hộ dân vẫn chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khi đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn.

Ngoài ra, giá cả vật tư, phân bón tăng cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc đóng góp phần đối ứng tham gia mô hình còn hạn chế. Thời tiết trong vụ Xuân - hè còn diễn biến phức tạp như: Đầu vụ khô hạn, giữa vụ mưa kéo dài, thời tiết nóng ẩm làm sâu bệnh hại phát sinh nên có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm.

Qua việc triển khai, tổ chức thực hiện mô hình trồng cà chua tại xã đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, bước đầu đã tạo được niềm tin cho người nông dân. Đời sống nhân dân từng bước có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hướng bền vững, bà con nhân dân an tâm sản xuất tạo được cả hiệu quả về KT-XH.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Làm Khuyến Nông Nông Dân Làm Khuyến Nông

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

03/12/2014
Mùa Măng Núi Cấm Mùa Măng Núi Cấm

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

11/07/2014
Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

11/07/2014
Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

03/12/2014
Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.

11/07/2014