Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Cao Su Tiểu Điền Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 14/05/2014

Trong những năm gần đây, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân.

Tính đến nay, trong toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 4.200 ha đất hoang hóa, đất nương rẫy sang trồng cây cao su tiểu điền, hộ ít chuyển đổi được khoảng 1 ha và hộ nhiều có 2-3 ha. Hiện có gần 2.000 ha cao su tiểu điền trong dân trồng từ năm 2008 đã bắt đầu cho khai thác mủ và đạt năng suất khá cao. Tuy trong giai đoạn hiện nay giá mủ đang “rớt” xuống thấp song bà con vẫn vui, bởi có được một khoản thu nhập nhất định nhiều hơn so với trước đây khi còn làm nương rẫy hoặc bỏ đất hoang hóa.

Hộ ông Rơ Lan Diu-dân tộc Jrai ở làng Gào (xã Ia Lang) trồng được 3,4 ha cao su với số lượng 1.800 cây, trong đó có 400 cây bắt đầu cho khai thác mủ từ năm ngoái. Ông cho biết: Toàn bộ diện tích này đều là đất nương rẫy và một phần đất hoang hóa của gia đình, sau khi nghe cán bộ tuyên truyền và hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật... mình quyết định chuyển đổi sang trồng cao su tiểu điền.

Hiện mới chỉ có 400 cây đến kỳ cho thu hoạch, bình quân mỗi ngày thu được 20 kg đến 25 kg mủ tươi và bán với giá 13.000 đồng/kg, hàng ngày lãi được 260.000 đồng đến 300.000 đồng. Ông cũng rất kỳ vọng, trong những năm tới khi đưa hết diện tích cao su vào khai thác, cộng với giá mủ trên thị trường được tăng cao thì thu nhập của gia đình khoảng 400-500 triệu đồng/năm.

Toàn huyện có đến hơn 3.000 hộ dân tham gia thực hiện chủ trương chuyển đổi này và có hơn 90% diện tích phát triển tốt, hứa hẹn những mùa bội thu trong những năm tới.

Một trong những môi trường thuận lợi để bà con tăng tốc trồng cây cao su tiểu điền trong những năm qua, ngoài việc hỗ trợ giống, phân bón... theo các dự án của Chính phủ còn có sự hỗ trợ tích cực về nhiều mặt của các công ty cao su thuộc Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn.

Công ty TNHH một thành viên Cao su 72 là một điển hình, khi đã hỗ trợ giống và giúp cho hơn 600 hộ dân ở 3 xã Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn trồng được 1.000 ha, toàn bộ diện tích cao su đều phát triển tốt, bà con đã thông thạo tay nghề, biết chăm sóc và khai thác mủ đúng quy trình kỹ thuật.

Ông Nguyễn Hồng Lam-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Qua khảo sát, diện tích đất hoang hóa tập trung trên các vùng đồi dốc trên địa bàn hiện nay hầu như không còn nữa. Huyện đang tính đến hướng vận động bà con chuyển dần số diện tích mì ngoài quy hoạch hơn 2.000 ha đã bị bạc màu sang trồng cao su tiểu điền.

Đồng thời, tiếp tục vận động và hỗ trợ bà con chuyển đổi đất vườn tạp trong từng hộ gia đình sang trồng các loại cây kinh tế khác đạt hiệu quả cao, nhất là cây hồ tiêu và cây mít nghệ. Đây là 2 loại cây trồng đã được tiến hành trồng thí điểm thành công tại 70 hộ dân tộc ở 5 làng thuộc 2 xã Ia Kriêng và Ia Krêl.


Có thể bạn quan tâm

Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

13/12/2013
Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận) Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

13/12/2013
Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

04/01/2014
Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

13/12/2013
Tín Hiệu Vui Từ Các Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp Tín Hiệu Vui Từ Các Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

04/01/2014