Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 13/06/2013

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

Trong chuồng nuôi thường xuyên trung bình 3000 con vịt giống bố, mẹ siêu thịt để lấy trứng và ấp tại cơ sở của mình; trung bình sản xuất 200.000 trứng/năm và ấp nở ra 110.000 vịt con. Nguồn vịt giống này cung cấp cho bà con chăn nuôi quanh vùng. Bên cạnh đó, anh nuôi thêm vịt hướng thịt với số lượng dao động từ 1.000 – 4.000 con/lứa và nuôi gối đầu nhau, mỗi lứa cách nhau từ 2 tuần đến 1 tháng, vì thế tôi thường xuyên có vịt xuất chuồng. Quy mô đàn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào ước tính thời điểm giá cả vịt thịt cao hay thấp mà tăng hay giảm đàn.

Đặc biệt anh kết hợp thả cá tra nuôi lấy thịt bình quân 100.000 con/đợt trong 2 ao, nhằm tận dụng thức ăn rơi vải, phân của vịt và làm sạch môi trường nước, giúp giảm chi phí xử lý nước trong ao. Trong suốt 12 tháng nuôi cá anh chỉ cho cầm chừng (cung cấp ít thức ăn cho cá) ăn tăng cường vào những lúc giảm đàn vịt và cho ăn thúc trước khi thu hoạch 2 tháng. Theo phương pháp nuôi như trên, hàng năm sau khi trừ chi phí anh còn lãi bình quân 150 triệu đồng.

Qua thực tế sản xuất trên lĩnh vực chăn nuôi vịt thịt, anh nhận thấy để tạo được sức mạnh và giảm bớt rủi ro thì các hộ chăn nuôi phải tập hợp lại với nhau, nhằm giảm bớt chi phí, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng thành lập tổ hợp tác chăn nuôi vịt Thuận Lợi, vào ngày 9/2/2009. Ban đầu chỉ có 3 thành viên, sau đó nhiều hộ quanh vùng thấy được hiệu quả hoạt động của tổ, nên xin gia nhập và hiện nay có 15 thành viên.

Thành viên của Tổ là những hộ chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, tức là nuôi theo hình thức tập trung có kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh thú y và tiêm phòng nghiêm ngặt. Quy mô chăn nuôi của mỗi hộ từ 300-500 con vịt/đợt. Tổ hợp tác được thành lập trên cơ sở những hộ chăn nuôi có cùng mục tiêu cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt vịt an toàn, giảm thiểu rủi ro và tăng tối đa lợi nhuận. Thành viên của Tổ nằm rải rác ở các xã Núi Voi, Tân Lập, An Cư, An Nông và thị trấn Nhà Bàng của huyện Tịnh Biên.

Theo ý kiến của các tổ viên thì nghề chăn nuôi vịt của họ rất bấp bênh, rủi ro cao cả về kỹ thuật lẫn giá cả đầu ra. Nhưng từ khi tham gia tổ hợp tác được chia sẻ kinh nghiệm và được giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ chăn nuôi thì vịt nuôi mau lớn và tỷ lệ hao hụt rất thấp. Đặc biệt, tiết kiệm khoảng chênh lệch về con giống, thức ăn, thuốc thú y, … do mua với số lượng lớn, nhờ đó mà giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa, do kết hợp nhiều hộ nên bán sản phẩm cho thương lái lớn với giá cả cao hơn từ 1.000-3.000đồng/kg vịt thịt, do đó lợi nhuận của các tổ viên tăng lên rất đáng kể.

Để tìm hiểu thêm về mô hình này, xin liên hệ anh Phan Thanh Bình, Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, điện thoại di động: 0913197069 hay email: vitcon_online4818@yahoo.com.


Có thể bạn quan tâm

Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao

Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên toàn tỉnh lên đến khoảng 5.500 ha, chiếm hơn 29% diện tích đã thả nuôi.

06/07/2015
Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh

Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Cần Thơ, Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, Viện nuôi trồng thủy sản II (TP.HCM) đã khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

06/07/2015
Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi

Trước tình trạng cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh, rạch ở địa bàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy trong những ngày gần đây, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đưa ra khuyến cáo người nuôi thủy sản một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đàn cá trong ao.

06/07/2015
Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

06/07/2015
Liên kết sản xuất cá điêu hồng Liên kết sản xuất cá điêu hồng

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

06/07/2015