Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững Mũi Tên Trúng Hai Đích

Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững Mũi Tên Trúng Hai Đích
Ngày đăng: 18/03/2014

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Yêu cầu lớn nhất hiện nay là cần phổ biến các giống sắn mới, năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: Bón phân hữu cơ, trồng xen canh cây họ đậu (có các nốt sùi ở rễ, tác dụng cải tạo đất), trồng bổ sung các hàng cây xanh tạo thành vành đai theo bình độ để chống xói mòn đất.

Dự án phát triển sắn bền vững của ngành nông nghiệp triển khai là bước đi cụ thể hóa chủ trương này, với việc xây dựng các mô hình thâm canh sắn cho năng suất cao tại xã Sơn Hải, Phong Niên (Bảo Thắng), xã Tả Phời (thành phố Lào Cai).

Hiệu quả đã có trong vụ sản xuất sắn năm 2013, với năng suất củ sắn tươi tại mô hình đạt bình quân 33,8 tấn/ha, tăng hơn giống sắn trồng đại trà gần 40%. Bên cạnh đó, cây đậu tương, đậu xanh, đậu đen trồng xen canh với sắn cũng cho năng suất 5 - 7 tạ/ha.

Về lý thuyết, giống sắn mới KM 94 cho năng suất cao khi trồng xen với cây họ đậu còn giữ độ ẩm cho đất sản xuất và hạn chế cỏ dại phát triển. Thân, rễ và lá cây họ đậu sau thu hoạch sẽ tự phân hủy và tăng cường chất mùn hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ nguồn nước ngầm.

Gia đình ông Bàn Văn Anh, thôn Làng Trưng, xã Sơn Hải (Bảo Thắng) là một trong những hộ đầu tiên tham gia mô hình thâm canh sắn bền vững trong năm 2013. Ông Văn Anh cho biết: Chúng tôi đã nắm bắt được phương thức canh tác tốt hơn để cây sắn cho năng suất cao.

Nhờ mô hình mà vụ sắn năm 2013 đã cho gia đình ông Văn Anh thu nhập gần 40 triệu đồng. Theo ông Văn Anh, củ sắn giống mới dài hơn giống truyền thống khoảng 2 lần và đây cũng là lý do để năm 2014 gia đình tiếp tục trồng lại giống này.

Sắn là cây nông nghiệp dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất nhưng lâu dài cây sắn khiến đất bạc màu nhanh, năng suất cây trồng cũng giảm đi trong các vụ sau. Những năm trước đây, người dân Làng Trưng vẫn trồng sắn theo thói quen cũ, nay tham gia Dự án phát triển sắn bền vững của Trung tâm Khuyến nông là cơ hội để người dân thiết lập phương pháp thâm canh hiệu quả hơn nhiều. Cũng giống như ông Văn Anh, hộ ông Lý Văn Phong, Ly Văn Lực, Trần Văn Hùng… tại thôn Làng Trưng khi tham gia Dự án đã có những kết quả tốt hơn.

Anh Nguyễn Văn Duy, cán bộ khuyến nông xã Sơn Hải cho biết, toàn xã có trên 30 ha cây sắn, 45 hộ dân thôn Làng Trưng và thôn Cánh Địa đã được tiếp xúc với mô hình trồng sắn bền vững.

Đánh giá mô hình, bà Nguyễn Thị Thơm, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Canh tác sắn bền vững tại các mô hình trình diễn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây sắn truyền thống khoảng 7 - 8 triệu đồng/ha. Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông sẽ mở rộng Dự án tới huyện Bảo Yên và Bát Xát.


Có thể bạn quan tâm

Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

22/08/2013
Nhà Nông “Khóc Ròng” Với Lúa Chất Lượng Cao Nhà Nông “Khóc Ròng” Với Lúa Chất Lượng Cao

Một nghịch lý đang xảy ra khiến hàng ngàn nông dân trồng lúa chất lượng cao lo âu và “khóc ròng” vì thương lái và doanh nghiệp chỉ mua lúa... chất lượng thấp.

12/03/2013
Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa

Một xã có gần chục xứ đồng, với ba dạng địa hình trung du, gò đồi và trũng, chất đất, năng suất ở mỗi vùng vênh nhau, khiến việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) rơi vào bế tắc.

23/08/2013
Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

13/03/2013
Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

24/08/2013