Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.
Theo đó, các hộ dân tham gia mô hình được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn.
Theo đánh giá của các hộ tham gia thực hiện mô hình, sau gần 2 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con lợn tăng 48,4 kg, tương đương với tốc độ tăng trọng của lợn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp.
Song, điều đáng nói là, lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5-10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10-20%, tương đương mỗi con lợn thịt có thể tiết kiệm được từ 250-350.000 đồng so với phương pháp nuôi lợn bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp tại thời điểm hiện nay.
Không những thế, việc nuôi lợn bằng thức ăn lên men lỏng còn giúp các hộ dân tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... trong quá trình chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ chịu khó làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã thoát nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Giống lợn DuDa - S500 là một trong những dòng lợn siêu nạc mới nhất được Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) nhập và chọn tạo thành công từ Đài Loan (Trung Quốc). Ưu điểm nổi trội của giống lợn này là tỷ lệ nạc cao, lên tới 64%; khi nuôi từ lúc có trọng lượng 8kg tăng lên 120kg, chỉ mất từ 130 đến 136 ngày, tương đương với giống lợn Duroc Mỹ và Ca-na-đa.

Đi nhiều nơi nhưng khi đến thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum), ông Tôn Thất Nhị thấy đất phù hợp với khoai tây, hoa lay ơn và chanh dây nên bỏ công sức ra làm, đến nay đã thu quả ngọt.

Người dân ở H.Đông Hòa (Phú Yên) đã biến những cánh đồng trũng thường xuyên bị ngập úng sang trồng sen kết hợp nuôi cá và họ đã giàu lên từ cách làm này.

Sau nhiều năm ấp ủ, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi, ở xã Xuân Phước, H.Đồng Xuân, Phú Yên) đã biến vùng đất đồi khô cằn thành trang trại.