Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.
Theo đó, các hộ dân tham gia mô hình được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn.
Theo đánh giá của các hộ tham gia thực hiện mô hình, sau gần 2 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con lợn tăng 48,4 kg, tương đương với tốc độ tăng trọng của lợn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp.
Song, điều đáng nói là, lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5-10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10-20%, tương đương mỗi con lợn thịt có thể tiết kiệm được từ 250-350.000 đồng so với phương pháp nuôi lợn bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp tại thời điểm hiện nay.
Không những thế, việc nuôi lợn bằng thức ăn lên men lỏng còn giúp các hộ dân tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... trong quá trình chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.

Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.

Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.

Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.

Đến nay, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Đông Hòa (Phú Yên) chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, bệnh tôm diễn biến phức tạp nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư.