Mô Hình Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.
Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư phân bón, được tập huấn kỹ thuật về sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía.
Đến nay, qua nghiệm thu, đánh giá kết quả cho thấy, giống mía Quế Đường 94-119 tại xã Xuân Châu sinh trưởng, phát triển tốt, mía mọc nhanh, đẻ nhánh khỏe, mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều, vươn lóng nhanh, lóng dài, sạch sâu bệnh, cho năng suất 75 tấn/ha (mía trồng đại trà đạt 55 tấn/ha), trữ lượng đường cao 12 - 14 CCS.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132017/Mo-hinh-“san-xuat-va-tham-canh-tong-hop-cho-cay-mia-phuc-vu-che-bien-duong-cong-nghiep”-dat-75-tan/ha
Có thể bạn quan tâm

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân

Hơn 2 năm nay, hàng chục hộ chăn nuôi heo ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lỗ lớn vì mua heo giống kém chất lượng từ một cơ sở cung cấp và nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn heo trong vùng.

Hiện nay, người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An đang bước vào vụ 2 khoảng 1 tháng. Trong vụ 1, ở các huyện vùng Hạ, dịch bệnh trên tôm xảy ra nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là bệnh do sốc môi trường và bệnh đốm trắng

Nhờ phát triển nghề câu cá ngừ đại dương đạt hiệu quả mà hiện nay, hàng trăm hộ ngư dân ở Phú Yên đã nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống và một số đã thực sự giàu lên.