Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hiệu Quả

Anh Trần Ngọc Yên nhà ở số 11/3 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng có truyền thống trồng rau lâu đời với 3 cây chính là dưa leo, khổ qua và bông cải. Với diện tích 1 ha trồng rau, sau khi trừ các chi phí thì mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu.
Ngoài ra, anh là một trong những người đi đầu trong sản xuất rau theo VietGAP. Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn do phải thay đổi thói quen canh tác, ghi chép sổ sách, nhiều lúc muốn bỏ, nhưng anh quyết tâm phải làm cho tới cùng để rau của mình được vào siêu thị có chỗ đứng trên thị trường. Sau 3 năm “theo đuổi” VietGAP đến cuối năm 2009 rau của anh đã được cấp chứng nhận VietGAP và sản phẩm của anh đã được tiêu thụ dễ dàng. Thu nhập rất ổn định.
Thấy rau canh tác theo qui trình sản xuất rau an toàn mà sản phẩm vẫn bị mất giá do phụ thuộc vào thương lái, anh rong ruổi để tìm khách hàng. Anh cho rằng bếp ăn của trường học, nhà máy, các cửa hàng rau quả… sẽ là những khách hàng ổn định. Song, anh nhanh chóng nhận ra cần có chính quyền địa phương hỗ trợ mới dễ dàng tìm được khách hàng. Rất may, Hội Nông dân xã Xuân Thới Thượng nhiệt tình giúp đỡ.
Kết quả là ông được nhận cung cấp rau cho bếp ăn của 5 trường mẫu giáo và một số trường học có lớp bán trú. Được sự tín nhiệm của địa phương ông được bầu làm tổ trưởng tổ thu mua rau của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng. Hiện nay, ông nhận làm đầu mối thu mua rau ăn lá hằng ngày cho hơn 20 nhà vườn, với sản lượng bình quân từ 2 - 3 tấn. Khách hàng ổn định của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng hiện nay là: Co.op Mart, Vissan, VFD và một số công ty kinh doanh thực phẩm khác.
Có thể bạn quan tâm

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa thứ hai trong năm, nhiều hộ nông dân ở Kim Bình (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) lại đưa gà ra ngoài đồng ruộng để chăn thả, nhà ít thì 100 - 200 trăm con, nhà nhiều thì 500 con. Nuôi gà thả đồng ở đây đang phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nghề nuôi dông ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) hình thành từ năm 2005, hiện đang mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều gia đình, dù chỉ nuôi được ở vùng đất cát.

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.