Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Ngày đăng: 13/03/2012

Tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế, người dân địa phương đã được chuyển giao kỹ thuật của dự án xây dựng mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh. 
Vùng rừng đệm có khoảng 65.000 người sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 2.000 người phân bố trải dài thuộc địa phận các huyện Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới và Nam Đông. 
Trước đây, phần lớn hộ dân ở vùng rừng đệm sinh sống bằng khai thác rừng bất hợp pháp vì có ít đất sản xuất; hơn nữa đất chỉ canh tác được một vụ do thiếu nước nên năng suất thấp... Việc áp dụng kỹ thuật để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng rừng đệm.

Theo anh Phạm Quang Sanh - điều phối viên dự án, việc chuyển giao kỹ thuật đã giúp người dân địa phương tự làm được phân hữu cơ vi sinh tại chỗ từ phế thải trong nông nghiệp như vỏ trấu, phân chuồng, cành cây, cỏ Phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, hạn chế sử dụng hóa chất nên tiết kiệm được chi phí. 
Sản xuất các loại nông sản như rau, lúa, củ, quả từ phân hữu cơ vi sinh sẽ tạo ra sản phẩm an toàn và tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, hàng trăm hộ dân ở vùng rừng đệm thuộc các huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới đã có thu nhập cao và ổn định từ mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh. 
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn được phổ biến kỹ thuật để làm bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu, qua đó đã hạn chế vào rừng chặt cây làm củi; kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học cho gia trại, trang trại chăn nuôi; các kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm, tre lấy măng, cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, cây đa mục đích cũng đã cho hiệu quả cao... 
Bên cạnh đó, dự án đang xây dựng các mô hình phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ rừng như trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân với diện tích hơn 80 ha; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới gần 900ha rừng đặc dụng, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên cho hơn 3.000ha. 
Dự án cũng phối hợp xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như Làng du lịch sinh thái bản Hạ Long (Phong Điền); du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng ở Thác Mơ, Thác Trượt, Nhà Rông - xã Thượng Nhật, vườn sưu tập cây thuốc ở huyện Nam Đông... góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng; tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng rừng đệm. 
Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả ở vùng rừng đệm, biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết bảo tồn đa dạng rừng của người dân cần được nâng cao song hành với việc tổ chức tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phổ biến kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao./. 


Có thể bạn quan tâm

Người đổi mới, xây móng, đắp nền Quỹ Hỗ trợ nông dân Người đổi mới, xây móng, đắp nền Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ khi có đồng vốn quỹ, người nông dân nghèo đã dấy lên không khí làm ăn sôi động, tăng năng suất, con em họ được tới trường. Cách làm của ông đã đề cập đến những hoài nghi, có những ý kiến không thuận nhằm vào ông, nhưng thực tế chứng minh - ông đúng...!

16/10/2015
Nông dân giỏi tạo vị thế mới cho nông thôn Nông dân giỏi tạo vị thế mới cho nông thôn

Nông dân nước ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị... Cần hỗ trợ thêm cho nông dân, chính sách cho nông dân phải tạo chuyển động mạnh hơn, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, hội nhập hiệu quả hơn nữa.

16/10/2015
Kỷ niệm ngày lương thực thế giới 16.10 phá vỡ vòng xoáy đói nghèo Kỷ niệm ngày lương thực thế giới 16.10 phá vỡ vòng xoáy đói nghèo

Với chủ đề “An sinh xã hội và nông nghiệp: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo” nhân Ngày Lương thực thế giới 16.10 năm nay, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các quốc gia đã đặt mục tiêu và hy vọng, “vòng xoáy” đói nghèo sẽ được chấm dứt trong tương lai.

16/10/2015
Dưa lê Kim cô nương đẻ ra vàng Dưa lê Kim cô nương đẻ ra vàng

Vụ thu đông này, giống dưa lê Kim cô nương mang lại mùa vàng cho bà con xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi bán được giá 17.000 đ/kg tại ruộng.

16/10/2015
Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm Hộ nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm

Bạn đọc Hoàng Thị Liễu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Chính phủ vừa ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

16/10/2015