Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Ngày đăng: 13/03/2012

Tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế, người dân địa phương đã được chuyển giao kỹ thuật của dự án xây dựng mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh. 
Vùng rừng đệm có khoảng 65.000 người sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 2.000 người phân bố trải dài thuộc địa phận các huyện Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới và Nam Đông. 
Trước đây, phần lớn hộ dân ở vùng rừng đệm sinh sống bằng khai thác rừng bất hợp pháp vì có ít đất sản xuất; hơn nữa đất chỉ canh tác được một vụ do thiếu nước nên năng suất thấp... Việc áp dụng kỹ thuật để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng rừng đệm.

Theo anh Phạm Quang Sanh - điều phối viên dự án, việc chuyển giao kỹ thuật đã giúp người dân địa phương tự làm được phân hữu cơ vi sinh tại chỗ từ phế thải trong nông nghiệp như vỏ trấu, phân chuồng, cành cây, cỏ Phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, hạn chế sử dụng hóa chất nên tiết kiệm được chi phí. 
Sản xuất các loại nông sản như rau, lúa, củ, quả từ phân hữu cơ vi sinh sẽ tạo ra sản phẩm an toàn và tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, hàng trăm hộ dân ở vùng rừng đệm thuộc các huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới đã có thu nhập cao và ổn định từ mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh. 
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn được phổ biến kỹ thuật để làm bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu, qua đó đã hạn chế vào rừng chặt cây làm củi; kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học cho gia trại, trang trại chăn nuôi; các kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm, tre lấy măng, cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, cây đa mục đích cũng đã cho hiệu quả cao... 
Bên cạnh đó, dự án đang xây dựng các mô hình phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ rừng như trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân với diện tích hơn 80 ha; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới gần 900ha rừng đặc dụng, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên cho hơn 3.000ha. 
Dự án cũng phối hợp xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như Làng du lịch sinh thái bản Hạ Long (Phong Điền); du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng ở Thác Mơ, Thác Trượt, Nhà Rông - xã Thượng Nhật, vườn sưu tập cây thuốc ở huyện Nam Đông... góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng; tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng rừng đệm. 
Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả ở vùng rừng đệm, biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết bảo tồn đa dạng rừng của người dân cần được nâng cao song hành với việc tổ chức tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phổ biến kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao./. 


Có thể bạn quan tâm

Dốc Sức Chống Hạn Dốc Sức Chống Hạn

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

04/06/2014
Việt Nam Cần Sớm Quy Hoạch Nghề Nuôi Tôm Việt Nam Cần Sớm Quy Hoạch Nghề Nuôi Tôm

Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.

04/06/2014
Kiến Nghị Lùi Thực Hiện Nghị Định Về Cá Tra Kiến Nghị Lùi Thực Hiện Nghị Định Về Cá Tra

Ngày 3/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số bất cập trong Nghị định 36 về nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra vừa ban hành; đồng thời lùi thời gian bắt đầu thực hiện đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 năm nay.

04/06/2014
Krông Nô Đẩy Mạnh Đưa Cơ Giới Hóa Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Krông Nô Đẩy Mạnh Đưa Cơ Giới Hóa Vào Sản Xuất Nông Nghiệp

Theo UBND huyện Krông Nô, hàng năm, địa phương có trên 2.700 ha lúa nước vụ hè thu, 1.795 ha lúa nước vụ đông xuân và hơn 1.900 ha ngô. Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã đưa lại những hiệu quả kinh tế lớn.

04/06/2014
Chư Jút Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

04/06/2014