Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Bằng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế, người dân địa phương đã được chuyển giao kỹ thuật của dự án xây dựng mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.
Vùng rừng đệm có khoảng 65.000 người sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 2.000 người phân bố trải dài thuộc địa phận các huyện Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới và Nam Đông.
Trước đây, phần lớn hộ dân ở vùng rừng đệm sinh sống bằng khai thác rừng bất hợp pháp vì có ít đất sản xuất; hơn nữa đất chỉ canh tác được một vụ do thiếu nước nên năng suất thấp... Việc áp dụng kỹ thuật để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng rừng đệm.
Theo anh Phạm Quang Sanh - điều phối viên dự án, việc chuyển giao kỹ thuật đã giúp người dân địa phương tự làm được phân hữu cơ vi sinh tại chỗ từ phế thải trong nông nghiệp như vỏ trấu, phân chuồng, cành cây, cỏ Phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, hạn chế sử dụng hóa chất nên tiết kiệm được chi phí.
Sản xuất các loại nông sản như rau, lúa, củ, quả từ phân hữu cơ vi sinh sẽ tạo ra sản phẩm an toàn và tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, hàng trăm hộ dân ở vùng rừng đệm thuộc các huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới đã có thu nhập cao và ổn định từ mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn được phổ biến kỹ thuật để làm bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu, qua đó đã hạn chế vào rừng chặt cây làm củi; kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học cho gia trại, trang trại chăn nuôi; các kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm, tre lấy măng, cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, cây đa mục đích cũng đã cho hiệu quả cao...
Bên cạnh đó, dự án đang xây dựng các mô hình phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ rừng như trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân với diện tích hơn 80 ha; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới gần 900ha rừng đặc dụng, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên cho hơn 3.000ha.
Dự án cũng phối hợp xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như Làng du lịch sinh thái bản Hạ Long (Phong Điền); du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng ở Thác Mơ, Thác Trượt, Nhà Rông - xã Thượng Nhật, vườn sưu tập cây thuốc ở huyện Nam Đông... góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng; tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng rừng đệm.
Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả ở vùng rừng đệm, biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết bảo tồn đa dạng rừng của người dân cần được nâng cao song hành với việc tổ chức tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phổ biến kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao./.
Có thể bạn quan tâm

Dừng chân bất kỳ chỗ nào trên Tỉnh lộ 178 chạy qua lưng Đèo Gió, ai cũng có chung cảm nhận: Mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ. Chỉ cần bước chân vào rừng vài trăm mét sẽ thấy bạt ngàn rừng, bạt ngàn thảo quả xanh tốt, quả non đắp đầy gốc cây trải rộng trong đại ngàn rừng xanh.

Sau một thời gian dài bị “thất sủng”, đặc sản bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vừa được tái công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP.

Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) cho biết, Hội đồng đã phê duyệt nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong năm nay để bổ sung vào kho dự trữ của nước này vì phần lớn diện tích trồng lúa đã bị phá hủy bởi cơn bão Glenda hồi tuần trước.

Chủ tịch Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia, Sutarto Alimoeso, cho biết Indonesia đã đảm mua 500.000 tấn gạo Việt Nam, bao gồm loại chất lượng vừa và cao. Số tiền chi cho nhập khẩu gạo Việt Nam vào khoảng 300 tỷ rupiah (25,8 triệu USD) với giá khoảng 6000 rupiah/kg.

PV NNVN đã tìm hiểu thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai, tỏ ra bất ngờ trước những thông tin này.