Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao

Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao
Ngày đăng: 20/06/2015

Qua thời gian canh tác, bản thân anh nghiệm ra lúa giống là nhân tố quan trọng cấu thành nên năng suất và chất lượng hàng hóa, từ đó anh mạnh dạn chuyển sang mô hình sản xuất giống nông hộ cung cấp nguồn lúa giống chất lượng cho nông dân.

Qua minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của lúa giống chất lượng trong canh tác, anh Dí tìm đến các cơ sở bán lúa giống uy tín mua về canh tác. Quả nhiên, những năm sau, lúa thương phẩm của gia đình anh cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định hơn.

Song, giá thành lúa giống khá cao lại một lần nữa khiến anh Dí suy nghĩ làm thế nào để hạ giá thành sản xuất lúa thương phẩm. Trăn trở đó đã có hướng giải quyết khi anh được tiếp cận với lớp học sản xuất giống nông hộ. “Sau khóa học, tôi chỉ thực nghiệm khoảng 0,5ha giống lúa nguyên chủng VD20. Mục đích chính là lấy lúa giống phục vụ sản xuất cho đồng ruộng gia đình. Đồng thời, số lượng giống còn lại chia cho bà con xung quanh với giá rẻ hơn trên thị trường”. Anh Nông Tấn Dí chia sẻ.

Qua thử nghiệm ban đầu, anh Dí nhận thấy nhu cầu về giống chất lượng của bà con ngày một cao. Đó chính là cơ sở để anh chuyển 4ha trồng lúa thương phẩm sang sản xuất lúa giống (với các giống VD20, OM6976, Jasmin 85). Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hơn về nguồn lúa giống, anh Dí tiến đến liên kết với bà con xung quanh qua việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) giống nông hộ với 28ha.

“Ngay từ đầu vụ, tôi cung ứng trước giống nguyên chủng cho các hộ nông dân trong CLB. Theo đó, tôi hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc. Sau khi thu hoạch sẽ thu mua lúa tươi với giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg. Theo tính toán, với mỗi công lúa giống nông hộ, trừ toàn bộ chi phí bà con còn lãi hơn 800.000 đồng. Nhờ vậy đời sống bà con ngày một nâng lên. Hàng năm, tôi cung ứng giống cho thị trường gần 500 tấn lúa giống. Với sức hấp dẫn từ mô hình nên bà con tham gia vào CLB ngày càng nhiều” - anh Dí chia sẻ.

Tuy nhiên, cái khó trong sản xuất giống là đòi hỏi khâu chăm sóc phải thật tốt, đặc biệt là khâu khử lẫn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường về lúa giống chất lượng, theo quy định của CLB, anh Dí sẽ không thu mua sản phẩm nếu thành viên không tuân thủ kỹ thuật canh tác, khử bỏ lúa lẫn đúng theo quy trình. Đồng thời, khâu thăm dò nhu cầu thị trường để cung ứng những sản phẩm cũng là một trong những trăn trở trong những ngày đầu anh Dí tham gia mô hình. Bởi nếu người sản xuất và thị trường không gặp nhau thì đầu ra bị ách tắc.

Chia sẻ hướng đi trong thời gian tới, anh Nông Tấn Dí nói: “Với những kết quả mang lại, chúng tôi chuẩn bị các bước tiến tới thành lập tổ hợp tác (THT). THT không chỉ đơn phương tìm đầu ra như hiện nay mà sẽ hợp tác với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, tạo bước đi vững chắc cho mô hình giống nông hộ. Song song đó, THT tiến tới xây dựng bao bì nhãn hiệu để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

25/05/2015
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015 Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

25/05/2015
Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

25/05/2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015