Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao
Qua thời gian canh tác, bản thân anh nghiệm ra lúa giống là nhân tố quan trọng cấu thành nên năng suất và chất lượng hàng hóa, từ đó anh mạnh dạn chuyển sang mô hình sản xuất giống nông hộ cung cấp nguồn lúa giống chất lượng cho nông dân.
Qua minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của lúa giống chất lượng trong canh tác, anh Dí tìm đến các cơ sở bán lúa giống uy tín mua về canh tác. Quả nhiên, những năm sau, lúa thương phẩm của gia đình anh cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định hơn.
Song, giá thành lúa giống khá cao lại một lần nữa khiến anh Dí suy nghĩ làm thế nào để hạ giá thành sản xuất lúa thương phẩm. Trăn trở đó đã có hướng giải quyết khi anh được tiếp cận với lớp học sản xuất giống nông hộ. “Sau khóa học, tôi chỉ thực nghiệm khoảng 0,5ha giống lúa nguyên chủng VD20. Mục đích chính là lấy lúa giống phục vụ sản xuất cho đồng ruộng gia đình. Đồng thời, số lượng giống còn lại chia cho bà con xung quanh với giá rẻ hơn trên thị trường”. Anh Nông Tấn Dí chia sẻ.
Qua thử nghiệm ban đầu, anh Dí nhận thấy nhu cầu về giống chất lượng của bà con ngày một cao. Đó chính là cơ sở để anh chuyển 4ha trồng lúa thương phẩm sang sản xuất lúa giống (với các giống VD20, OM6976, Jasmin 85). Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hơn về nguồn lúa giống, anh Dí tiến đến liên kết với bà con xung quanh qua việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) giống nông hộ với 28ha.
“Ngay từ đầu vụ, tôi cung ứng trước giống nguyên chủng cho các hộ nông dân trong CLB. Theo đó, tôi hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc. Sau khi thu hoạch sẽ thu mua lúa tươi với giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg. Theo tính toán, với mỗi công lúa giống nông hộ, trừ toàn bộ chi phí bà con còn lãi hơn 800.000 đồng. Nhờ vậy đời sống bà con ngày một nâng lên. Hàng năm, tôi cung ứng giống cho thị trường gần 500 tấn lúa giống. Với sức hấp dẫn từ mô hình nên bà con tham gia vào CLB ngày càng nhiều” - anh Dí chia sẻ.
Tuy nhiên, cái khó trong sản xuất giống là đòi hỏi khâu chăm sóc phải thật tốt, đặc biệt là khâu khử lẫn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường về lúa giống chất lượng, theo quy định của CLB, anh Dí sẽ không thu mua sản phẩm nếu thành viên không tuân thủ kỹ thuật canh tác, khử bỏ lúa lẫn đúng theo quy trình. Đồng thời, khâu thăm dò nhu cầu thị trường để cung ứng những sản phẩm cũng là một trong những trăn trở trong những ngày đầu anh Dí tham gia mô hình. Bởi nếu người sản xuất và thị trường không gặp nhau thì đầu ra bị ách tắc.
Chia sẻ hướng đi trong thời gian tới, anh Nông Tấn Dí nói: “Với những kết quả mang lại, chúng tôi chuẩn bị các bước tiến tới thành lập tổ hợp tác (THT). THT không chỉ đơn phương tìm đầu ra như hiện nay mà sẽ hợp tác với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, tạo bước đi vững chắc cho mô hình giống nông hộ. Song song đó, THT tiến tới xây dựng bao bì nhãn hiệu để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.

Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.

Đó là ý kiến của đa số đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết, hợp tác phát triển ngành dừa bền vững” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 8-4. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 (từ ngày 7 đến 13-4-2015).