Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao

Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao
Ngày đăng: 20/06/2015

Qua thời gian canh tác, bản thân anh nghiệm ra lúa giống là nhân tố quan trọng cấu thành nên năng suất và chất lượng hàng hóa, từ đó anh mạnh dạn chuyển sang mô hình sản xuất giống nông hộ cung cấp nguồn lúa giống chất lượng cho nông dân.

Qua minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của lúa giống chất lượng trong canh tác, anh Dí tìm đến các cơ sở bán lúa giống uy tín mua về canh tác. Quả nhiên, những năm sau, lúa thương phẩm của gia đình anh cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định hơn.

Song, giá thành lúa giống khá cao lại một lần nữa khiến anh Dí suy nghĩ làm thế nào để hạ giá thành sản xuất lúa thương phẩm. Trăn trở đó đã có hướng giải quyết khi anh được tiếp cận với lớp học sản xuất giống nông hộ. “Sau khóa học, tôi chỉ thực nghiệm khoảng 0,5ha giống lúa nguyên chủng VD20. Mục đích chính là lấy lúa giống phục vụ sản xuất cho đồng ruộng gia đình. Đồng thời, số lượng giống còn lại chia cho bà con xung quanh với giá rẻ hơn trên thị trường”. Anh Nông Tấn Dí chia sẻ.

Qua thử nghiệm ban đầu, anh Dí nhận thấy nhu cầu về giống chất lượng của bà con ngày một cao. Đó chính là cơ sở để anh chuyển 4ha trồng lúa thương phẩm sang sản xuất lúa giống (với các giống VD20, OM6976, Jasmin 85). Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hơn về nguồn lúa giống, anh Dí tiến đến liên kết với bà con xung quanh qua việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) giống nông hộ với 28ha.

“Ngay từ đầu vụ, tôi cung ứng trước giống nguyên chủng cho các hộ nông dân trong CLB. Theo đó, tôi hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc. Sau khi thu hoạch sẽ thu mua lúa tươi với giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg. Theo tính toán, với mỗi công lúa giống nông hộ, trừ toàn bộ chi phí bà con còn lãi hơn 800.000 đồng. Nhờ vậy đời sống bà con ngày một nâng lên. Hàng năm, tôi cung ứng giống cho thị trường gần 500 tấn lúa giống. Với sức hấp dẫn từ mô hình nên bà con tham gia vào CLB ngày càng nhiều” - anh Dí chia sẻ.

Tuy nhiên, cái khó trong sản xuất giống là đòi hỏi khâu chăm sóc phải thật tốt, đặc biệt là khâu khử lẫn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường về lúa giống chất lượng, theo quy định của CLB, anh Dí sẽ không thu mua sản phẩm nếu thành viên không tuân thủ kỹ thuật canh tác, khử bỏ lúa lẫn đúng theo quy trình. Đồng thời, khâu thăm dò nhu cầu thị trường để cung ứng những sản phẩm cũng là một trong những trăn trở trong những ngày đầu anh Dí tham gia mô hình. Bởi nếu người sản xuất và thị trường không gặp nhau thì đầu ra bị ách tắc.

Chia sẻ hướng đi trong thời gian tới, anh Nông Tấn Dí nói: “Với những kết quả mang lại, chúng tôi chuẩn bị các bước tiến tới thành lập tổ hợp tác (THT). THT không chỉ đơn phương tìm đầu ra như hiện nay mà sẽ hợp tác với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, tạo bước đi vững chắc cho mô hình giống nông hộ. Song song đó, THT tiến tới xây dựng bao bì nhãn hiệu để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015
Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

14/09/2015