Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Đó là mô hình của anh Nguyễn Văn Sáu (ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Với 6.000m2 đất, anh đã thuê máy hút sạch nền đáy bùn và xử lý nền ao, bón phân diệt khuẩn để tạo màu nước từ 3- 5 ngày và bắt đầu thả giống.
Năm 2013, anh thả 100.000 con tôm giống với chi phí 160 đ/con, mật độ thả 20 con/m2. Tỷ lệ hao hụt khoảng 20%, sau gần 6 tháng nuôi anh đã thu hoạch được 984kg với giá bán 210.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lời trên 165 triệu đồng.
Năm 2014, vẫn với diện tích đó, anh thả nuôi 200.000 con tôm giống. Sau 6 tháng thu hoạch được 1.500kg, với giá bán 210.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lời trên 223 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều nơi nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa bỏ ao, tạm dừng thả giống vì thua lỗ thì vùng nuôi tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh lại thắng lớn.

Tăng cường liên kết Để nông sản Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc trong siêu thị, rất cần sự phối hợp của các đơn vị, nhất là sự liên kết giữa các bên để hướng đến nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm trưởng đoàn thanh tra.
Đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi tôm, nhưng gần đến kỳ thu hoạch thì bỗng nhiên tôm bị dịch bệnh rồi chết hàng loạt khiến người nuôi tôm ở nhiều địa phương tại Quảng Trị rơi vào cảnh trắng tay.

Cà Mau có hơn 56.000ha rừng ngập mặn; trong đó, có gần 3.000 hộ nuôi tôm trong môi trường rừng, với diện tích 15.000ha. Năm 2014, có 740 hộ được chứng nhận nuôi tôm sinh thái và thành lập được 35 tổ liên kết nuôi tôm.