Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Đó là mô hình của anh Nguyễn Văn Sáu (ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Với 6.000m2 đất, anh đã thuê máy hút sạch nền đáy bùn và xử lý nền ao, bón phân diệt khuẩn để tạo màu nước từ 3- 5 ngày và bắt đầu thả giống.
Năm 2013, anh thả 100.000 con tôm giống với chi phí 160 đ/con, mật độ thả 20 con/m2. Tỷ lệ hao hụt khoảng 20%, sau gần 6 tháng nuôi anh đã thu hoạch được 984kg với giá bán 210.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lời trên 165 triệu đồng.
Năm 2014, vẫn với diện tích đó, anh thả nuôi 200.000 con tôm giống. Sau 6 tháng thu hoạch được 1.500kg, với giá bán 210.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lời trên 223 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Để tận dụng thế mạnh, phát triển ổn định bền vững ngành thuỷ sản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại hai khu vực: Đảo Hoi với diện tích 200ha và Bản Sen 1.000ha, đây là hai khu vực nuôi nhuyễn thể lớn nhất của huyện.

Thu hoạch tỉa, tiến đến thu hoạch thủy sản đại trà đang được người dân triển khai nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ.

Hiện nay, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thu hoạch được 513 ha tôm với sản lượng thu hoạch gần 2.000 tấn tôm thương phẩm

Với tổng cộng 345 hộ nuôi cá lồng/435 lồng cá, nghề nuôi cá lồng trên sông Son được xem là hướng phát triển kinh tế ổn định của xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) khi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân...

Dù đang trong thời điểm không cấm ngư dân bẫy tôm hùm con, nhưng việc chặt chẽ trong quá trình giám sát sẽ góp phần giúp thói quen làm nghề của ngư dân đi vào nề nếp, hiểu biết luật pháp và quan trọng là giữ môi trường biển không bị ô nhiễm.