Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Mới Ở Vân Đồn

Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Mới Ở Vân Đồn
Ngày đăng: 11/05/2012

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Bên cạnh các đối tượng nuôi như: tôm, cá, hàu, tu hài… phát triển trong thời gian dài, thì việc đưa thêm những mô hình đối tượng nuôi biển mới luôn được huyện Vân Đồn quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích hỗ trợ. Hiện nay, huyện đang tích cực triển khai 2 mô hình nuôi thử nghiệm mới là ngao hoa và nuôi cua biển trong ao nuôi tôm kém hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi thử nghiệm ngao hoa, triển khai ở 6 hộ (với 142.800 con giống có kích cỡ trung bình 1 - 1,5 cm, trọng lượng trung bình khoảng 3.000 con/kg) ở các xã Hạ Long, Đông Xá, Bản Sen, Thắng Lợi, Minh Châu, Quan Lạn. Các hộ thử nghiệm nuôi trồng dưới 2 hình thức: nuôi lồng treo (mật độ nuôi 145 con/lồng) và nuôi thả bãi. Đến nay trọng lượng trung bình đạt 130 con/kg, tỷ lệ sống trung bình đạt 70%. Còn mô hình nuôi cua biển trong ao nuôi tôm kém hiệu quả thực hiện tại xã Đoàn Kết, Bình Dân, số hộ tham gia 5 hộ, số lượng con giống là 15.000 con (mỗi hộ 3.000 con). Sau 6 tháng nuôi, với hình thức thu hoạch bằng cách “thu tỉa, thả bù” của các hộ ghi chép từng ngày tỷ lệ sống đạt 30%, trọng lượng bình quân 230 g/con.

Ông Lục Gia Hoà, xã Bình Dân, một trong năm hộ thực hiện mô hình nuôi cua biển cho biết: Với diện tích ao đầm khoảng 2 ha, những năm trước gia đình tôi chủ yếu nuôi tôm, thời gian đầu còn được, nhưng mấy năm gần đây không hiệu quả bỏ không nuôi nên chỉ tháo nước vào ra để thu bắt thuỷ sản tự nhiên. Năm ngoái, Trạm Khuyến nông, khuyến ngư huyện hỗ trợ mô hình thử nghiệm nuôi cua biển tôi mạnh dạn nuôi. Bước đầu cũng cho thu hoạch, dù không có lãi nhiều, bởi tỷ lệ sống của cua nuôi thả còn thấp (30%) có lẽ do mới nuôi nên kinh nghiệm chưa có. 

Năm nay gia đình quyết tâm tiếp tục triển khai nuôi khoảng 3.000 con cua giống nữa, từ những kinh nghiệm năm ngoái năm nay quản lý tốt hơn môi trường nước và thả cua với mật độ phù hợp hơn. Ông Hà Văn Ninh, Trưởng trạm Khuyến nông, khuyến ngư huyện cho biết: Thực hiện 2 mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới nói trên, theo đánh giá thì mô hình nuôi thử nghiệm ngao hoa có những thành công bước đầu. Đây sẽ là đối tượng có thể mở rộng quy mô nuôi, nhiều người có thể tham gia, tăng thêm đối tượng nuôi trên cùng vùng nuôi, hiện tại sản phẩm tươi sống dễ tiêu thụ hơn rất nhiều so với tu hài, cá, giá bán ở các nhà hàng cao, có triển vọng xuất khẩu vào thị trường lớn đó là Trung Quốc. 

Còn mô hình nuôi cua biển trong diện tích ao đầm nuôi tôm kém hiệu quả, tỷ lệ sống không được cao có khoảng 30%, nên năm nay chúng tôi đề nghị huyện tiếp tục hỗ trợ cho mô hình này bởi việc nuôi cua trong ao nuôi tôm kém hiệu quả là hướng đi đúng, khai thác tận dụng ao đang có sẵn, không phải đầu tư mới, tận dụng nhân công trong gia đình trông coi và chăm sóc, ngoài số thức ăn phải mua thì các hộ còn đi thu gom, đánh bắt ngoài tự nhiên như con don, giắt, hà... nên giảm chi phí đầu tư về thức ăn, sản phẩm dễ bán, bán giá cao hơn nhiều so với các đối tượng nuôi khác.

Có thể nhận thấy rằng, với quyết tâm vươn lên làm giàu từ biển, việc mạnh dạn mở rộng những đối tượng nuôi biển mới ở Vân Đồn đang mở ra hướng đi đúng và khi những mô hình thử nghiệm thành công sẽ góp phần đa dạng hoá các đối tượng nuôi trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.

Có thể bạn quan tâm

Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân Phương Pháp Mới Trong Đào Tạo Nghề Cho Nông Dân

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

01/04/2011
Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) Làm Giàu Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ)

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

19/02/2011
Nữ Tỷ Phú Từ... Cá Nữ Tỷ Phú Từ... Cá

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

30/05/2012
Mới 20% Diện Tích Ca Cao Được Chăm Sóc Đúng Cách Mới 20% Diện Tích Ca Cao Được Chăm Sóc Đúng Cách

Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.

21/06/2012
Các Giải Pháp Tăng 1 Triệu Tấn Lúa Trong Năm 2011 Các Giải Pháp Tăng 1 Triệu Tấn Lúa Trong Năm 2011

Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.

16/04/2011