Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Mới Ở Vân Đồn

Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Mới Ở Vân Đồn
Ngày đăng: 11/05/2012

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Bên cạnh các đối tượng nuôi như: tôm, cá, hàu, tu hài… phát triển trong thời gian dài, thì việc đưa thêm những mô hình đối tượng nuôi biển mới luôn được huyện Vân Đồn quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích hỗ trợ. Hiện nay, huyện đang tích cực triển khai 2 mô hình nuôi thử nghiệm mới là ngao hoa và nuôi cua biển trong ao nuôi tôm kém hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi thử nghiệm ngao hoa, triển khai ở 6 hộ (với 142.800 con giống có kích cỡ trung bình 1 - 1,5 cm, trọng lượng trung bình khoảng 3.000 con/kg) ở các xã Hạ Long, Đông Xá, Bản Sen, Thắng Lợi, Minh Châu, Quan Lạn. Các hộ thử nghiệm nuôi trồng dưới 2 hình thức: nuôi lồng treo (mật độ nuôi 145 con/lồng) và nuôi thả bãi. Đến nay trọng lượng trung bình đạt 130 con/kg, tỷ lệ sống trung bình đạt 70%. Còn mô hình nuôi cua biển trong ao nuôi tôm kém hiệu quả thực hiện tại xã Đoàn Kết, Bình Dân, số hộ tham gia 5 hộ, số lượng con giống là 15.000 con (mỗi hộ 3.000 con). Sau 6 tháng nuôi, với hình thức thu hoạch bằng cách “thu tỉa, thả bù” của các hộ ghi chép từng ngày tỷ lệ sống đạt 30%, trọng lượng bình quân 230 g/con.

Ông Lục Gia Hoà, xã Bình Dân, một trong năm hộ thực hiện mô hình nuôi cua biển cho biết: Với diện tích ao đầm khoảng 2 ha, những năm trước gia đình tôi chủ yếu nuôi tôm, thời gian đầu còn được, nhưng mấy năm gần đây không hiệu quả bỏ không nuôi nên chỉ tháo nước vào ra để thu bắt thuỷ sản tự nhiên. Năm ngoái, Trạm Khuyến nông, khuyến ngư huyện hỗ trợ mô hình thử nghiệm nuôi cua biển tôi mạnh dạn nuôi. Bước đầu cũng cho thu hoạch, dù không có lãi nhiều, bởi tỷ lệ sống của cua nuôi thả còn thấp (30%) có lẽ do mới nuôi nên kinh nghiệm chưa có. 

Năm nay gia đình quyết tâm tiếp tục triển khai nuôi khoảng 3.000 con cua giống nữa, từ những kinh nghiệm năm ngoái năm nay quản lý tốt hơn môi trường nước và thả cua với mật độ phù hợp hơn. Ông Hà Văn Ninh, Trưởng trạm Khuyến nông, khuyến ngư huyện cho biết: Thực hiện 2 mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới nói trên, theo đánh giá thì mô hình nuôi thử nghiệm ngao hoa có những thành công bước đầu. Đây sẽ là đối tượng có thể mở rộng quy mô nuôi, nhiều người có thể tham gia, tăng thêm đối tượng nuôi trên cùng vùng nuôi, hiện tại sản phẩm tươi sống dễ tiêu thụ hơn rất nhiều so với tu hài, cá, giá bán ở các nhà hàng cao, có triển vọng xuất khẩu vào thị trường lớn đó là Trung Quốc. 

Còn mô hình nuôi cua biển trong diện tích ao đầm nuôi tôm kém hiệu quả, tỷ lệ sống không được cao có khoảng 30%, nên năm nay chúng tôi đề nghị huyện tiếp tục hỗ trợ cho mô hình này bởi việc nuôi cua trong ao nuôi tôm kém hiệu quả là hướng đi đúng, khai thác tận dụng ao đang có sẵn, không phải đầu tư mới, tận dụng nhân công trong gia đình trông coi và chăm sóc, ngoài số thức ăn phải mua thì các hộ còn đi thu gom, đánh bắt ngoài tự nhiên như con don, giắt, hà... nên giảm chi phí đầu tư về thức ăn, sản phẩm dễ bán, bán giá cao hơn nhiều so với các đối tượng nuôi khác.

Có thể nhận thấy rằng, với quyết tâm vươn lên làm giàu từ biển, việc mạnh dạn mở rộng những đối tượng nuôi biển mới ở Vân Đồn đang mở ra hướng đi đúng và khi những mô hình thử nghiệm thành công sẽ góp phần đa dạng hoá các đối tượng nuôi trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cua Biển Quảng Canh Mô Hình Nuôi Cua Biển Quảng Canh

Nuôi cua biển trong các mô hình trên thường bắt đầu từ tháng 4 - 7, thường nuôi loại cua yếm vuông cỡ 8-10 con/kg (khoảng 650-800 con/ha là phù hợp nhất). Cua giống phải đồng cỡ, màu sáng đều không bị dị tật; luôn giữ mực nước ổn định từ 0,8 - 1 mét, độ pH từ 7 - 8,5, ao nuôi phải có nhiều bó chà các loại cây để cua trú ngụ trong thời gian lột xác

25/06/2011
Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su

17/06/2011
Vinh Danh Hai Nông Dân Sản Xuất Lúa Sáng Tạo Vinh Danh Hai Nông Dân Sản Xuất Lúa Sáng Tạo

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

26/06/2011
Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

18/10/2011
Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

12/07/2011