Mô Hình Nuôi Lợn Không Tắm Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, mô hình này được thực hiện tại 4 hộ dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè. Mỗi hộ được Trung tâm hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi có diện tích 20m2 để nuôi 12 con lợn. Người nuôi được hướng dẫn dùng trấu và mạt cưa làm đệm lót trên nền chuồng, sử dụng chế phẩm vi sinh rắc trên đệm để tạo ra các quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu hóa giảm.
Qua quá trình nuôi cho thấy, nước tiểu của lợn thấm vào lớp đệm và phân thải của lợn được vùi vào lớp đệm thông qua hoạt động ủi của lợn. Toàn bộ những chất thải được hệ vi sinh vật phân hủy ngay nên không có mùi hôi. Ngoài ra, nuôi lợn theo mô hình này còn không tốn điện, giảm được 80% lượng nước sử dụng và giảm 60% công lao động do không phải tắm lợn hoặc dội rửa chuồng trại, đồng thời có thể sử dụng chất bã này làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.