Mô Hình Nuôi Lợn Không Tắm Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, mô hình này được thực hiện tại 4 hộ dân xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè. Mỗi hộ được Trung tâm hỗ trợ xây dựng chuồng nuôi có diện tích 20m2 để nuôi 12 con lợn. Người nuôi được hướng dẫn dùng trấu và mạt cưa làm đệm lót trên nền chuồng, sử dụng chế phẩm vi sinh rắc trên đệm để tạo ra các quần thể vi sinh vật sống xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường trong sạch, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu hóa giảm.
Qua quá trình nuôi cho thấy, nước tiểu của lợn thấm vào lớp đệm và phân thải của lợn được vùi vào lớp đệm thông qua hoạt động ủi của lợn. Toàn bộ những chất thải được hệ vi sinh vật phân hủy ngay nên không có mùi hôi. Ngoài ra, nuôi lợn theo mô hình này còn không tốn điện, giảm được 80% lượng nước sử dụng và giảm 60% công lao động do không phải tắm lợn hoặc dội rửa chuồng trại, đồng thời có thể sử dụng chất bã này làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.

Chính vì thế, tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là vấn đề cần thiết. Trong đó, NCN cũng phải tính đến phương án TCC phát triển bền vững.

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.