Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.
Mô hình này triển khai tại 3 hộ, từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2013, với 30 con heo, trong đó 24 heo cái và 6 heo đực. Mỗi hộ được nhận 10 con heo (8 cái, 2 đực) từ 15 - 18 kg/con. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 715 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học - công nghệ hỗ trợ gần 110 triệu đồng, còn lại là các hộ chăn nuôi đóng góp.
Sau gần 2 năm chăm sóc, đến nay đàn heo của mỗi hộ tham gia mô hình tăng lên từ 40 - 59 con, ước lãi gần 31 triệu đồng/hộ.
Có thể bạn quan tâm

“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỷ đồng, con tàu đánh bắt xa bờ 510CV đã hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên”- ngư dân Lê Văn Thức, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).

Trang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.