Mô Hình Nuôi Heo Rừng Giữa Miệt Vườn Sông Nước

Mô hình trên được anh Thái Thiện Tùng (SN 1975, ngụ phường Tân Phú - quận Cái Răng) thực hiện từ cuối năm 2007 với gần 200 con heo rừng, kết quả bước đầu hết sức khả quan
Khoảng 9h sáng, theo chân một người quen chúng tôi chạy xe dọc đường Quang Trung chừng 5km, đến cầu Bến Bạ rồi rẽ phải vào một con lộ nhỏ đi thêm 700m nữa để tận mắt chứng kiến trang trại nuôi heo rừng được coi là hiếm ở TP Cần Thơ này.
Khi được hỏi ý tưởng này anh Tùng cho biết, thấy vùng Đông Nam Bộ nuôi nhiều và cho hiệu quả kinh tế cao. Còn ở ĐBSCL có nuôi nhưng rất ít, riêng ở Cần Thơ thì chưa có ai nuôi nên tôi quyết định thử sức một lần.
Trước khi nuôi anh Tùng đã đi hầu hết các trang trại ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… tham khảo và học hỏi một số kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi để khái quát và có phương án nuôi phù hợp với đất miền Tây Nam Bộ.
Cái khó nhất là diện tích đất để làm chuồng trại. Các tỉnh vùng ngoài thì đất rộng cho nên dễ dàng nuôi. Còn ở Cần Thơ thì đất hẹp và đặc biệt là phải xa dân cư để tránh tình trạng ô nhiễm.
Được một người quen giới thiệu, anh Tùng gặp nhiều chủ trang trại nuôi heo rừng ở tận Thái Lan, sau đó anh đã nhập về 120 con heo bố mẹ (10 con đực, 110 con cái), mỗi con nặng khoảng 50kg với giá cả trăm triệu đồng. Kỹ thuật nuôi anh cũng được các chủ người Thái Lan chỉ dẫn tận tình, có tài liệu để tham khảo.
Sau khi nhập heo về, anh Tùng cho biết là được ngành chức năng hết sức quan tâm nên đã tiến hành tiêm thuốc phòng chống dịch. Ông Nguyễn Bá Thành - Giám đốc cơ quan thú y vùng 7 cho rằng đây là loại heo nhập, lại là loại động vật hiếm nuôi ở ĐBSCL cho nên cần phải kiểm dịch chặt chẽ.
Với diện tích nuôi hơn 1.000m2, chuồng trại được xây với 2 loại hình, loại chuồng nền đất có rào lưới B40 và loại chuồng xây gạch bê tông dành cho từng loại heo khác nhau cũng như chuồng riêng để tránh heo con bị cắn chết.
Anh Tùng cho biết thêm nuôi heo rừng thuận lợi vì có thức ăn tự nhiên, nhiều loại rau, củ như rau muống, rau lang, cải, khoai… đều có thể mua hoặc trồng để cung cấp hàng ngày.
Thịt heo rừng có đặc tính ít mỡ, thịt săn chắc, thơm ngon, có giá trị về dinh dưỡng cao hơn thịt heo thường nên nhiều người dân ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu… đã tìm đến mua.
Theo anh Tùng giá heo con trung bình 200 đến 250.000 đồng/kg, còn giá heo bố mẹ thì khá cao, trung bình khoảng 300.000 đồng/kg trở lên (trừ đi các chi phí anh lãi từ 50 - 100.000 đồng/kg sau 6 tháng). Hiện nay anh Tùng đã cho bán thí điểm 10 con cả heo con và bố mẹ.
Một số nhà hàng, quán ăn cao cấp ở Cần Thơ cũng đã tìm đến đặt mua, bởi theo các chủ kinh doanh thì thịt heo rừng của anh Tùng rất được thực khách ưa chuộng.
Hiện một số người dân đã tìm đến trang trại của anh Tùng để tham khảo mô hình nuôi heo rừng ở vùng sông nước. Anh Tùng cho biết trước đó nhiều người đã tìm đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhưng từ khi có sự xuất hiện trang trại của anh ở Cần Thơ thì họ bắt đầu tìm đến để mua và học cách nuôi.
Với 70 heo con vừa đẻ và nhiều heo mẹ khác đang mang thai, hiện nay trang trại của anh Tùng có thể nói là rất thành công khi lần đầu nuôi thử nghiệm. Anh cho biết sẽ bắt đầu bán cả heo bố mẹ và heo con nếu ai có nhu cầu mua về nuôi hoặc làm thịt. Về kỹ thuật nuôi anh cũng sẽ sẵn sàng chỉ dẫn để người mua có thể an tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.

Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.

Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.

Ngày 13-5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận được thông báo của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (TRACES) do Cục này cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.

Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và GlobalG.A.P đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc triển khai biên bản ghi nhớ (MoU) trong Hội chợ thủy sản toàn cầu tại Brussels, Bỉ.