Mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).
Trung tâm đã chọn hai hộ dân là ông Nguyễn Minh Cảnh và Nguyễn Hữu Thương để triển khai thực hiện mô hình, với diện tích 5.000m2 theo quy trình do Trung tâm hướng dẫn, gồm các bước: Cải tạo ao nuôi; kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao đạt yêu cầu; mật độ thả tôm trong ao nuôi; sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm, cá...
Đối với việc quản lý, chăm sóc, theo hướng dẫn của Trung tâm, tháng đầu tiên chỉ cung cấp thêm nước khi lượng nước trong ao hao hụt. Tháng thứ hai thay nước 3 - 4 lần và chọn thời điểm con nước tốt, nguồn nước trong sạch để thay. Từ tháng thứ ba trở đi thay nước trong ao thường xuyên hơn, tùy thuộc vào môi trường ao nuôi.
Khi thấy màu nước trong ao quá đậm (pH cao hơn 8,5) cần phải thay nước cho ao để ổn định độ pH. Người nuôi cần theo dõi, kiểm tra sức khỏe của tôm, cá; kiểm tra trọng lượng định kỳ để biết tốc độ phát triển. Những ngày thời tiết bất thường mưa gió và môi trường ao nuôi quá xấu, tôm, cá thường giảm ăn nên chủ động giảm bớt lượng thức ăn không để thức ăn dư thừa…
Về biện pháp phòng tránh bệnh, thường xuyên trộn Vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn, giúp tăng cường sức đề kháng của tôm, cá nhằm hạn chế dịch bệnh trong suốt thời gian nuôi; theo dõi lượng thức ăn, tránh hiện tượng dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước và đáy ao. Định kỳ 10 - 15 ngày sử dụng men vi sinh, zeolite để làm sạch đáy ao và cải tạo môi trường nước...
Kết quả, sau gần 4 tháng nuôi, tuy gặp thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng cá và tôm nuôi theo mô hình trên vẫn phát triển tương đối tốt. Trọng lượng bình quân cá đối tỷ lệ sống 75%, tôm tỷ lệ sống 60%. Ông Nguyễn Minh Cảnh cho biết, thực hiện theo quy trình này, ước tính đạt sản lượng 432kg cá đối và 540kg tôm.
Theo giá thị trường hiện nay, thì ông Cảnh có tổng thu nhập khoảng 151 triệu đồng. Sau khi trừ tổng chi phí, ông Cảnh còn lãi 51 triệu đồng. Đối với hộ ông Nguyễn Hữu Thương thì sản lượng dự kiến thu được 315kg cá đối và 360kg tôm sú, tổng thu khoảng 103 triệu đồng. Sau khi trừ 75 triệu đồng chi phí, ông còn lãi khoảng 28 triệu đồng
Sự thành công của mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm trong ao đất tại xã Tịnh Hòa đã khẳng định được lợi thế của mô hình này là tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương về diện tích mặt nước ao hồ để tạo ra nhiều đối tượng nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó góp phần thay đổi cách nuôi và thay đổi thế độc canh con tôm có nhiều rủi ro do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.

Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng. Hiện nay, tại một số vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh đã xuất hiện tình trạng tôm chậm lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.

Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trại trưởng Trại giống Thủy sản Quang Kim cho biết: Hình thức nuôi cá giòn không quá khó với người nuôi thủy sản, lại có giá trị kinh tế cao, rất cần được nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân có thêm phương thức nuôi mới để tăng thu nhập.