Mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).
Trung tâm đã chọn hai hộ dân là ông Nguyễn Minh Cảnh và Nguyễn Hữu Thương để triển khai thực hiện mô hình, với diện tích 5.000m2 theo quy trình do Trung tâm hướng dẫn, gồm các bước: Cải tạo ao nuôi; kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao đạt yêu cầu; mật độ thả tôm trong ao nuôi; sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm, cá...
Đối với việc quản lý, chăm sóc, theo hướng dẫn của Trung tâm, tháng đầu tiên chỉ cung cấp thêm nước khi lượng nước trong ao hao hụt. Tháng thứ hai thay nước 3 - 4 lần và chọn thời điểm con nước tốt, nguồn nước trong sạch để thay. Từ tháng thứ ba trở đi thay nước trong ao thường xuyên hơn, tùy thuộc vào môi trường ao nuôi.
Khi thấy màu nước trong ao quá đậm (pH cao hơn 8,5) cần phải thay nước cho ao để ổn định độ pH. Người nuôi cần theo dõi, kiểm tra sức khỏe của tôm, cá; kiểm tra trọng lượng định kỳ để biết tốc độ phát triển. Những ngày thời tiết bất thường mưa gió và môi trường ao nuôi quá xấu, tôm, cá thường giảm ăn nên chủ động giảm bớt lượng thức ăn không để thức ăn dư thừa…
Về biện pháp phòng tránh bệnh, thường xuyên trộn Vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn, giúp tăng cường sức đề kháng của tôm, cá nhằm hạn chế dịch bệnh trong suốt thời gian nuôi; theo dõi lượng thức ăn, tránh hiện tượng dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước và đáy ao. Định kỳ 10 - 15 ngày sử dụng men vi sinh, zeolite để làm sạch đáy ao và cải tạo môi trường nước...
Kết quả, sau gần 4 tháng nuôi, tuy gặp thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng cá và tôm nuôi theo mô hình trên vẫn phát triển tương đối tốt. Trọng lượng bình quân cá đối tỷ lệ sống 75%, tôm tỷ lệ sống 60%. Ông Nguyễn Minh Cảnh cho biết, thực hiện theo quy trình này, ước tính đạt sản lượng 432kg cá đối và 540kg tôm.
Theo giá thị trường hiện nay, thì ông Cảnh có tổng thu nhập khoảng 151 triệu đồng. Sau khi trừ tổng chi phí, ông Cảnh còn lãi 51 triệu đồng. Đối với hộ ông Nguyễn Hữu Thương thì sản lượng dự kiến thu được 315kg cá đối và 360kg tôm sú, tổng thu khoảng 103 triệu đồng. Sau khi trừ 75 triệu đồng chi phí, ông còn lãi khoảng 28 triệu đồng
Sự thành công của mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm trong ao đất tại xã Tịnh Hòa đã khẳng định được lợi thế của mô hình này là tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương về diện tích mặt nước ao hồ để tạo ra nhiều đối tượng nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó góp phần thay đổi cách nuôi và thay đổi thế độc canh con tôm có nhiều rủi ro do dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đây là chương trình cung cấp cá giống thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản trong Đề án xây dựng nông thôn mới năm 2011 của tỉnh, do Trung tâm Thủy sản Long An - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức. Theo dự án, mỗi hộ được hỗ trợ tối đa 7 triệu đồng, bao gồm 100% con giống, còn lại là vật tư và thức ăn.

Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc

Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất