Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel theo hướng an toàn đạt hiệu quả cao
Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.
Đây là mô hình thuộc “Chương trình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015”.
Năm 2014, mô hình được triển khai tại các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang và thị xã Chí Linh với quy mô 13ha, có 34 hộ tham gia, thực hiện theo công thức nuôi ghép (tính cho 1ha): cá rô phi (20.000con), cá mè (500con), cá chép (1.000con) và cá trắm cỏ (1.000con).
Khi tham gia mô hình các hộ trong vùng triển khai mô hình được tham gia tập huấn về mục tiêu, nội dung và mức hưởng lợi từ mô hình; quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu chuẩn bị ao ương đến thời điểm thu hoạch thích hợp. Trước khi nhập giống, các hộ nuôi được các bộ kỹ thuật hướng dẫn và giám sát quá trình xử lý đáy ao (tát cạn, phơi ao xử lý bằng vôi bột, lọc và đưa nước vào ao…).
Theo đánh giá kết quả tại hội thảo, cá khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, cá bị mắc bệnh duy nhất 1 lần tại 2 hộ của mô hình (ở 2 điểm huyện Chí Linh và Tứ Kỳ, nguyên nhân do không chủ động được nguồn nước nên nước bị ô nhiễm), nhờ được phát hiện và chỉ đạo điều trị kịp thời nên sau 5 ngày cá đã khỏe mạnh, cá có tỷ lệ đồng đều cao, trọng lượng đạt trên 0,7kg/1con (nhập giống ngày 27 - 29/4/2014, trọng lượng 400con/kg).
Qua đánh giá hiệu quả kinh tế tại thời điểm Hội thảo, 1 ha mô hình cho tổng thu 575 triệu đồng, trừ các khoản chi phí và công lao động cho lợi nhuận 118,312 triệu đồng/ha.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Bột – Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết: “Mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel theo hướng an toàn một lần nữa đã khẳng định được tính ưu việt, phù hợp với điều kiện của huyện Tứ Kỳ nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung.
Trong quá trình theo dõi và mở rộng sản xuất cho thấy cá rô phi lai xa dòng Isarel cho chất lượng thịt thơm ngon, giống lại không sử dụng hóc môn chuyển giới tính vào sản xuất nên rất an toàn cho người sử dụng, mô hình cho hiệu quả kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Đồng thời, mô hình cũng nâng cao nhận thức, trình độ dân trí. Đó là những kết quả không nhỏ góp phần xây dựng nông thôn mới”.
Có thể bạn quan tâm

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.