Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.
Bước đầu anh Nhân chọn nuôi 500 con gà, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật hạn chế được hao hụt, sau 4 tháng đàn gà phát triển nhanh, khi xuất chuồng bình quân 1,5kg/con, sau khi trừ đi chi phí anh còn lãi 15.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ 500 con anh thu lãi trên 10 triệu đồng. Ngoài áp dụng đúng kỹ thuật trong chăn nuôi, bản thân anh Nhân còn tìm tòi học hỏi cách sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên áp dụng vào thực tế chăn nuôi như: ngâm rượu xử lí cúm khi thời tiết chuyển mùa và các loại cỏ dại có chứa chất đề kháng cao giã nhuyễn phối trộn vào thức ăn hay nước uống cho gà, từ đó đàn gà của anh khỏe mạnh phát triển nhanh và không có dịch bệnh xảy ra. Trong quá trình nuôi đảm bảo cho gà uống nước sạch, trong vuờn nuôi anh Nhân còn trồng thêm cỏ và chuối để tăng chất xơ đàn gà cứng cáp và mau lớn.
Kết quả sau 5 năm thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ đó anh Nhân đã mở rộng chuồng trại chăn nuôi, mỗi đợt anh thả nuôi 2.000 con/lần, cứ cách 2 tháng anh lại thả một lần. Mỗi năm anh quay vòng 6 lần, tổng đàn gà xuất chuồng trong năm là 12.000 con, bình quân theo thời giá trừ các khoản chi phí gia đình anh có mức thu nhập gần 150 triệu đồng. Lượng phân gà ngoài việc bón cho cây trồng, anh còn sử dụng nuôi cá trê mỗi năm có thêm thu nhập gần 20 triệu đồng.
Anh Nhân chia sẽ: “Nguyên tắc trong nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học là đàn gà phải được nuôi trong một môi trường đảm bảo vệ sinh, trong suốt quá trình chăn nuôi phải xử lí nền chuồng tránh gây ô nhiễm và được chăm sóc tốt, vì thế đàn gà phát triển nhanh khỏe mạnh, tỷ lệ sống đạt trên 96%. Đây là mô hình đem lại hiệu quả cao cho nông dân”.
Từ mô hình nuôi khép kín hiệu quả kinh tế cao trong nhiều năm qua, gia đình anh Nhân đã có cuộc sống ổn định. Ngoài việc chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Nhân còn hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ hội viên nông dân nghèo ở địa phương kinh nghiệm trong nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, giúp hộ nghèo biết cách vươn lên phát triển kinh tế làm giàu./.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.