Mô Hình Nuôi Ếch Kết Hợp Với Nuôi Cá Tăng Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây mô hình nuôi ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn vì có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng phát triển bền vững.
Một trong những hộ nuôi thành công là ông Trần Văn Trí sinh năm 1959 ngụ ở ấp 2, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhờ vào sự chia sẻ, hướng dẫn tận tình của ông Nguyễn Văn Lũy ở ấp 1 xã Mỹ Thành Bắc (một người nuôi thành công trước đó), ông quyết định chuyển 2.500 m2 ao nuôi cá tra không hiệu quả sang nuôi ếch.
Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 - 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.
Đối với ếch, nuôi theo kiểu gối đầu nên thu hoạch luân phiên, cứ cách vài tuần là thu hoạch 3 - 4 vèo, rồi lại thả tiếp ếch giống trên vèo mới vừa thu hoạch... Thời gian nuôi 1 vụ ếch từ 2,5 - 3 tháng, đạt trọng lượng 4 - 5 con/kg. Nếu nuôi đạt đầu con, mỗi vèo ông thu hoạch được 500 - 600 kg ếch thịt.
Trong vụ mới đây, ông bán ếch với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi được 30 triệu đồng (mỗi vèo lãi 2 triệu đồng). Với 1 năm 4 vụ, nuôi ếch cho lãi trên 80 triệu đồng (do giá bán từng thời điểm khác nhau). Đối với 5.000 con cá đã thả, sau thời gian nuôi 10 tháng, ông thu được 5 tấn cá thịt, lãi hơn 100 triệu đồng nữa. Như vậy, mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá đem lại thu nhập cho ông trên 180 triệu đồng trong một năm.
Ông cho biết “Nuôi ếch Thái kết hợp với nuôi cá giúp tận dụng phân và thức ăn thừa của ếch để nuôi cá, đồng thời vệ sinh ao nuôi nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Quan trọng là nguồn nước phải sạch, thay đổi thường xuyên và được khử khuẩn trước khi đưa vào ao. Và cần phân cỡ ếch trước khi thả và trong 2 - 3 tuần đầu để hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau. Ông tính toán: Nếu xuất bán ếch lúc giá thấp thì chỉ cần hòa vốn cũng tốt, vì phần lãi từ cá cũng khá đáng kể.
Ông nhiệt tình chia sẽ: Do lúc đầu chưa am hiểu đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật nuôi kết hợp ếch - cá nên ông bị thất bại mấy đợt. Nhờ đúc kết kinh nghiệm trong quá trình nuôi và cộng với sự chịu khó, linh hoạt, ông đã có được sự thành công. Từ nuôi với số lượng ít, ông dần phát triển lên số lượng nhiều hơn và hiện tại ông đã có 15 vèo. Trong thời gian tới nếu có điều kiện, ông sẽ tìm học kỹ thuật cho ếch sinh sản để giảm chi phí giống, tăng thêm lợi nhuận.
Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt mô hình có khả năng nhân rộng rất tốt đối với những ao nuôi cá tra bỏ trống hoặc nuôi không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ếch kết hợp với cá.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.

Cùng với cây hành, cây tỏi và các loại cây trồng vật nuôi khác, trong những năm qua nhiều người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển mô hình chăn nuôi bò. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi mà còn có thể góp phần giúp người dân tự túc được một phần thực phẩm.

Trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đang được tuyên truyền, nhân rộng.

Trong thời gian qua, hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, mở ra hướng giúp người dân vùng cao phát triển kinh tế và làm giàu. Phát triển cây dược liệu đang là lợi thế ở vùng cao trên địa bàn tỉnh.