Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai từ tháng 5/2015, tham gia mô hình có 2 hộ ở xã Bá Hiến (Bình Xuyên) và phường Đống Đa (thành phố Vĩnh Yên). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% ếch giống (6.400 con) và cá trên giống (18.000 con).
Trong suốt quá trình nuôi, các hộ dân được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và phòng trị bệnh. Sử dụng thức ăn 100% là cám công nghiệp theo từng lứa tuổi của cá và ếch, thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc, cải thiện môi trường nước, đảm bảo đàn cá trê và ếch sinh trưởng phát triển ổn định.
Sau 3 tháng nuôi cho thấy: Ếch và cá trê sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng đạt 250 - 300 gam/con, cá biệt có những con cá trê đạt 500 gam. Với giá bán 50.000đ/kg như hiện nay, mỗi vụ cho thu lãi trên 15 triệu đồng, cao hơn từ 3 - 4 triệu đồng/vụ so với nuôi đơn. Thời gian nuôi ngắn (3 tháng), vì vậy, có thể nhanh quay vòng vốn.
Nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới sẽ tận dụng dụng được diện tích mặt nước, hạn chế việc thất thoát do ngập lụt, dễ dàng trong khâu thu hoạch. Mặt khác, nuôi ếch kết hợp với cá trê sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn, tận dụng thức ăn thừa từ nuôi ếch. Thành công từ mô hình mở ra hướng đi mới cho phát triển chăn nuôi thủy sản của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.

Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.