Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai từ tháng 5/2015, tham gia mô hình có 2 hộ ở xã Bá Hiến (Bình Xuyên) và phường Đống Đa (thành phố Vĩnh Yên). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% ếch giống (6.400 con) và cá trên giống (18.000 con).
Trong suốt quá trình nuôi, các hộ dân được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và phòng trị bệnh. Sử dụng thức ăn 100% là cám công nghiệp theo từng lứa tuổi của cá và ếch, thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc, cải thiện môi trường nước, đảm bảo đàn cá trê và ếch sinh trưởng phát triển ổn định.
Sau 3 tháng nuôi cho thấy: Ếch và cá trê sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng đạt 250 - 300 gam/con, cá biệt có những con cá trê đạt 500 gam. Với giá bán 50.000đ/kg như hiện nay, mỗi vụ cho thu lãi trên 15 triệu đồng, cao hơn từ 3 - 4 triệu đồng/vụ so với nuôi đơn. Thời gian nuôi ngắn (3 tháng), vì vậy, có thể nhanh quay vòng vốn.
Nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới sẽ tận dụng dụng được diện tích mặt nước, hạn chế việc thất thoát do ngập lụt, dễ dàng trong khâu thu hoạch. Mặt khác, nuôi ếch kết hợp với cá trê sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn, tận dụng thức ăn thừa từ nuôi ếch. Thành công từ mô hình mở ra hướng đi mới cho phát triển chăn nuôi thủy sản của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.