Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song

Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song
Ngày đăng: 20/04/2012

Ông Song giới thiệu mô hình nuôi dúi của gia đình.

Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu - Hòa Bình) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

Trong một lần được đến tham quan mô hình nuôi dúi tại tỉnh Thanh Hóa, gia đình chỉ nghĩ ông đi cho vui, cho biết, không ai biết rằng hình ảnh những chuồng dúi với chi phí đầu tư thấp nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cao vẫn luôn thôi thúc ông. Lúc đó, vì bận với công việc chuyên môn nên ông không có điều kiện thực hiện. Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay ngay vào để hình thành mô hình nuôi dúi. Ban đầu, ông dành thời gian tìm đọc trên sách, báo, mạng Internet về kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc dúi thương phẩm, dúi sinh sản. Để tìm nguồn dúi giống, ông mày mò sang tận vùng Quan Hóa (Thanh Hóa) dò hỏi mua dúi hoang dã mà người dân trong vùng đào được. Theo kinh nghiệm của dân đào dúi, dúi chỉ có thể bắt được vào mùa mưa vì khi đó nó đào hang nông, vào mùa khô rất khó bắt vì dúi làm hang rất sâu. Cũng chính vì thế, vào mùa mưa, ông tranh thủ vốn để mua giống và làm chuồng. Chia sẻ khó khăn của những ngày đầu nuôi dúi, ông cho biết: Vì giống dúi gia đình ông mua về là loại dúi sống ngoài tự nhiên, hoang dã nên chúng kén một số loại thức ăn có sẵn từ thiên nhiên, đó là họ cây tre, luồng. Khi cho ăn bí đỏ, ngô, mía là dúi bỏ ăn ngay. Tuy nhiên, sau một thời gian được thuần hóa, chúng cũng đã bắt đầu ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng là các loại hạt, củ, quả, mía, cỏ voi...

Dúi là loại con dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, không cần nhiều nhân công chăm sóc, ít bệnh tật và xoay vòng vốn nhanh. Hiện nay, dúi sinh sản giá khoảng 1 triệu đồng/cặp, mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lần từ 3 - 6 con. Xây chuồng cho dúi cũng không cần quá nhiều chi phí, mỗi ô chuồng cho dúi sinh sản rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m, xây tường cao 70 cm, bên trong được láng mịn hoặc lát gạch men. Với dúi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm và cũng được láng mịn. Sở dĩ nuôi dúi cần ít nhân công chăm sóc là vì không phải dọn chuồng trại thường xuyên cho dúi, phân của dúi có tác dụng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè. Dúi là loại vật nuôi mau cho thu và có giá thành kinh tế cao. Mỗi kg dúi bán trên thị trường có giá từ 350.000 - 400.000 đồng. Là loại thức ăn được xếp vào hàng đặc sản, với thịt ngon, tính lành và giàu đạm, hiện nay, nuôi dúi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách. Khi chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dúi của gia đình ông Song, lúc đó, ông đang nuôi và gây giống được 40 con dúi lớn, nhỏ. Theo ông Song, số lượng đàn nuôi sẽ không dừng lại ở đó, trong thời gian tiếp theo, ông tiếp tục nghiên cứu nuôi thành công dúi sinh sản nhằm ổn định đầu vào và mở rộng mô hình.

Có thể bạn quan tâm

Người chống lưng giúp hội viên nghèo Người chống lưng giúp hội viên nghèo

“Ở vùng núi này, tập hợp nông dân (ND) khá dễ dàng. Bởi chi hội luôn xoáy vào những điều bà con cần và thích.”-ông Phan Ngọc Hưng dí dỏm nói về “nghề” làm chi hội trưởng ND của mình.

01/12/2015
Sống khỏe ở khu định cư mới Sống khỏe ở khu định cư mới

Theo chỉ dẫn của ông Hà Ngọc Phiến – Bí thư Đảng ủy xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), chúng tôi tìm đến khu tái định cư (TĐC) bản Hạ Thành.

01/12/2015
Rau màu giá cao, nông dân tích cực xuống giống Rau màu giá cao, nông dân tích cực xuống giống

Hiện nay, nông dân các huyện đầu nguồn Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đang chủ động xuống giống, chăm sóc vụ rau màu phục vụ tết.

01/12/2015
Làng bánh tráng trăm tuổi Làng bánh tráng trăm tuổi

Hơn 100 năm nay, chiếc bánh tráng đã nuôi sống hàng trăm hộ dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Nghề được truyền đời từ ông qua cháu, từ mẹ sang con...

01/12/2015
Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.

01/12/2015