Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.
Địa phương đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi trồng kết hợp đa canh - đa con là huyện Phước Long. Gia đình anh Trần Quốc Việt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) có 5 ha đất áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp. Anh Việt sản xuất tổng hợp gồm 2 vụ tôm sú kết hợp với cua, cá; 1 vụ sản xuất lúa kết hợp với tôm càng xanh.
Ngoài ra, anh Việt còn nuôi cá sấu, cá bống tượng. Từ đầu năm 2014 đến nay, anh Việt thu hoạch hai đợt cá bống tượng, lãi 120 triệu đồng; thu hoạch hai đợt cá sấu lãi 320 triệu đồng. Sau khi thu hoạch xong, anh Việt cải tạo ao hồ tiếp tục thả nuôi cá bống tượng và cá sấu.
Bên cạnh đó, anh Việt cải tạo đất để áp dụng vụ lúa - tôm càng xanh. Đầu tháng 9, anh chọn các giống lúa ngắn ngày xuống giống trên diện tích 4 ha kết hợp thả 50.000 con giống tôm càng xanh. Nhờ áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” nên lúa phát triển tốt và tôm càng xanh mau lớn. Mô hình này cho anh Việt lãi hơn 500 triệu đồng.
Còn ông Trần Thanh Minh (ấp 9 C, xã Phong Thạnh Tây B) thì thành công với mô hình đa con. Với 2,5 ha đất sản xuất, ông Minh lên bờ bao nuôi tôm kết hợp với nuôi cua, cá. Bên cạnh đó, ông bơm nước mặn từ các ao trong vườn ra và giữ ngọt để nuôi cá bống tượng. Với 6 ao nuôi cá bống tượng, ông Minh lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Với mô hình đa con trên cùng diện tích mặt nước, mỗi năm, ông Minh lãi từ 200 - 300 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long đánh giá: “Toàn huyện có gần 7.000 ha áp dụng mô hình đa canh - đa con như: mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cua, cá bống tượng, cá sấu; nuôi tôm sú kết hợp với cua; sản xuất 2 vụ tôm, cua và 1 vụ lúa - tôm càng xanh; trồng rau màu trên bờ bao vuông tôm...
Từ đó cho thấy, nông dân đã phá thế độc canh con tôm và tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp nuôi nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngành chức năng huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân ở các vùng có điều kiện thuận lợi để nhân rộng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp”.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) liên tiếp gặp khó khăn trong tiêu thụ những niên vụ gần đây; đặc biệt là giá trị thị trường luôn rớt xuống ở mức rất thấp mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trước thềm niên vụ hành sắp tới.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, bà con nông dân trong tỉnh Bắc Ninh mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Qua đó, nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Trồng cỏ voi, cỏ sả để nuôi bò, nhất là bò lai, cho thu nhập khá. Mấy năm gần đây, trồng cỏ nuôi bò đã trở thành phong trào rộng khắp của bà con nông dân huyện Phù Mỹ (Bình Định).

Thời gian qua, tình trạng bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ làm tăng ký, ăn gian người tiêu dùng diễn ra ngày càng tăng, với nhiều thủ đoạn phức tạp và có hành vi chống đối ngành chức năng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.