Mô Hình Nuôi Cua Xanh Xen Vụ Nuôi Tôm Sú Ở Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa)

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.
Trạm khuyến nông huyện đã chọn gia đình ông Nguyễn Trọng Sĩ, hộ nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu làm mô hình điểm, với quy mô 2 ha đồng triều, mật độ thả cua xanh 2 con/m2, cỡ cua từ 2 - 3 cm, số lượng 10.000 con. Gia đình được hỗ trợ giống, vật tư, tập huấn kỹ thuật. Qua 5 tháng thực hiện mô hình cho thấy số lượng cua xanh sống trên 50%. Hiện nay, cua và tôm sú bắt đầu cho thu hoạch với trọng lượng cua đạt 3 lạng/con, năng suất đạt 700 kg/ha. Theo tính toán của gia đình, lợi nhuận từ cua đạt 216 triệu đồng, tôm sú đạt 60 triệu đồng.
Mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú” ở xã Hoằng Châu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.

Hiện cả nước vẫn còn 2.535 xã khó khăn và các xã này đang gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đề xuất cần tăng vốn đầu tư, ban hành chính sách đặc thù cho các xã này.

Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015.

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại. Tuy nhiên, so với khối lượng xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, tốc độ gia tăng của chế biến vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm nông sản Việt Nam mất giá

Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, sau 5 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang làm lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng rau sạch...