Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi
Ngày đăng: 26/02/2014

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

Qua trao đổi thông tin tại hội thảo ông Nguyễn Diễu, Nghiên cứu viên-Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, để nuôi cua thành công cần chú ý:

- Nuôi cua gần giống như nuôi tôm, do đó ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, thuận lợi cho nông dân trong vùng có điều kiện tham quan học tập, có nguồn nước, chất đất phù hợp với tập tính sinh sống của cua.

- Đối với các ao nuôi cũ, công tác cải tạo ao phải đặc biệt chú ý cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ con lịch trú ẩn trong các hang, khe hở của ao. Nếu không loại bỏ triệt để con lịch, nó sẽ ăn hết cua con lúc mới thả.

- Về con giống: cần chọn con giống có chất lượng, sáng màu, đồng cỡ. Cua giống từ 0,5-1 cm, chú ý khâu vận chuyển.

Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức hướng dẫn các đại biểu tham dự đi tham quan 3/5 mô hình đã đầu tư tại xã. Được biết, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Qua 3 tháng thực hiện cua nuôi đạt 300 gram/con. Tỷ lệ sống đạt 50%, mật độ thả nuôi 1-1,5 con/m2, dự kiến thu hoạch vào tháng 8 năm 2013 trọng lượng sẽ lớn hơn.

Đây là mô hình nuôi thương phẩm đầu tiên của tỉnh sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Qua mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh kế nhất định cho người nuôi, đặc biệt là đối với những ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, góp phần cho người nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được đưa vào khuyến khích bà con nuôi luân vụ với tôm sú nhằm cải tạo lại môi trường ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận Giải pháp nào khắc phục tình trạng sâu bệnh hại cây cam, quýt ở Quang Thuận

Quang Thuận là địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn và là xã có diện tích lớn nhất huyện Bạch Thông.

16/09/2015
Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân Hai mô hình kinh tế hiệu quả ở Phước Tân

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

16/09/2015
Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

16/09/2015
Đánh thức vựa nhãn Sơn La Đánh thức vựa nhãn Sơn La

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".

16/09/2015
Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường Giúp cây nhãn phục hồi mở cửa thị trường tiềm năng rải vụ theo thị trường

Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.

16/09/2015