Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi
Ngày đăng: 26/02/2014

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

Qua trao đổi thông tin tại hội thảo ông Nguyễn Diễu, Nghiên cứu viên-Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, để nuôi cua thành công cần chú ý:

- Nuôi cua gần giống như nuôi tôm, do đó ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, thuận lợi cho nông dân trong vùng có điều kiện tham quan học tập, có nguồn nước, chất đất phù hợp với tập tính sinh sống của cua.

- Đối với các ao nuôi cũ, công tác cải tạo ao phải đặc biệt chú ý cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ con lịch trú ẩn trong các hang, khe hở của ao. Nếu không loại bỏ triệt để con lịch, nó sẽ ăn hết cua con lúc mới thả.

- Về con giống: cần chọn con giống có chất lượng, sáng màu, đồng cỡ. Cua giống từ 0,5-1 cm, chú ý khâu vận chuyển.

Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức hướng dẫn các đại biểu tham dự đi tham quan 3/5 mô hình đã đầu tư tại xã. Được biết, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Qua 3 tháng thực hiện cua nuôi đạt 300 gram/con. Tỷ lệ sống đạt 50%, mật độ thả nuôi 1-1,5 con/m2, dự kiến thu hoạch vào tháng 8 năm 2013 trọng lượng sẽ lớn hơn.

Đây là mô hình nuôi thương phẩm đầu tiên của tỉnh sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Qua mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh kế nhất định cho người nuôi, đặc biệt là đối với những ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, góp phần cho người nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được đưa vào khuyến khích bà con nuôi luân vụ với tôm sú nhằm cải tạo lại môi trường ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ? Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?

Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có diện tích vườn cây ăn trái gần 14.000 ha, trong đó diện tích cây có múi chiếm khoảng 6.500 ha. Cây có múi được phân bố ở vùng có địa hình trung bình và vùng trũng của huyện. Hai loại cây có múi là bưởi Năm Roi và cam sành.

24/02/2012
Một Xã Thu 3 Tỷ/năm Từ Bưởi Diễn Một Xã Thu 3 Tỷ/năm Từ Bưởi Diễn

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa rét đậm nhưng cho niềm vui ngọt ngào.

25/02/2012
Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp

PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học do Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang tài trợ, sau một năm nghiên cứu, Bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Thủy sản đã thành công trong SX giống nhân tạo và ương nuôi cá bóp giống.

25/02/2012
Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết

Ngày 20/2, quanh khu vực Nhà máy đạm Cà Mau - Cụm khí- điện- đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh) cá lại chết nổi đầy kênh Rạch Dán (ấp 6, xã Khánh An, huyện U Minh) và cửa xả thải bên sông Cái Tàu, Khánh An.

26/02/2012
Bí Quyết Khôi Phục Nghề Nuôi Gia Cầm Bí Quyết Khôi Phục Nghề Nuôi Gia Cầm

Sau rét, sau dịch bệnh, bây giờ là lúc bà con nông dân phải nghĩ tới việc khôi phục đàn gia cầm. NTNN xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

23/04/2011