Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.
Qua trao đổi thông tin tại hội thảo ông Nguyễn Diễu, Nghiên cứu viên-Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, để nuôi cua thành công cần chú ý:
- Nuôi cua gần giống như nuôi tôm, do đó ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, thuận lợi cho nông dân trong vùng có điều kiện tham quan học tập, có nguồn nước, chất đất phù hợp với tập tính sinh sống của cua.
- Đối với các ao nuôi cũ, công tác cải tạo ao phải đặc biệt chú ý cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ con lịch trú ẩn trong các hang, khe hở của ao. Nếu không loại bỏ triệt để con lịch, nó sẽ ăn hết cua con lúc mới thả.
- Về con giống: cần chọn con giống có chất lượng, sáng màu, đồng cỡ. Cua giống từ 0,5-1 cm, chú ý khâu vận chuyển.
Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức hướng dẫn các đại biểu tham dự đi tham quan 3/5 mô hình đã đầu tư tại xã. Được biết, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Qua 3 tháng thực hiện cua nuôi đạt 300 gram/con. Tỷ lệ sống đạt 50%, mật độ thả nuôi 1-1,5 con/m2, dự kiến thu hoạch vào tháng 8 năm 2013 trọng lượng sẽ lớn hơn.
Đây là mô hình nuôi thương phẩm đầu tiên của tỉnh sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Qua mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh kế nhất định cho người nuôi, đặc biệt là đối với những ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, góp phần cho người nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được đưa vào khuyến khích bà con nuôi luân vụ với tôm sú nhằm cải tạo lại môi trường ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.